Đức Phật và Nàng - Hoa sen xanh (Tập 2) - Chương 55 - Phần 02
Buổi tối, Bát Tư Ba cần mẫn tết chuỗi vòng đeo tay dưới ánh đèn dầu. Tôi đặt bát canh yến trước mặt chàng:
- Vì sao chàng nhận lời với Khởi Tất Thiếp Mộc Nhi?
Chàng đặt chuỗi hạt xuống, chầm chậm uống bát canh yến.
- Vương gia Khoát Đoan, cha của huynh ấy có ơn với giáo phái Sakya. Ta và huynh ấy lại là anh em kết nghĩa đã hơn hai mươi năm, huynh ấy quỳ xuống cầu xin ta như vậy, làm sao ta từ chối cho được. Hơn nữa, Mukaton vì Kháp Na mà chết, trong lòng ta rất áy náy. Ta chấp nhận cuộc hôn nhân này cũng là để bù đắp cho Khởi Tất.
- Chàng không thấy Dharma và Bối Đan rất giống Kháp Na và Mukaton sao?
Con trai của Kháp Na lấy cháu gái của Mukaton, số phận thật lạ kỳ, nhưng không biết đây sẽ là mối lương duyên hay là nghiệt duyên nữa.
Chàng vuốt ve mái tóc màu lam của tôi, mỉm cười bảo:
- Ta biết em đang lo lắng chuyện gì. Ta tin rằng chúng sẽ không bất hạnh như Kháp Na và Mukaton. Chờ khi Dharma trưởng thành, tới Trung Đô, ta sẽ cho hai đứa trẻ làm quen với nhau, sau đó mới cho chúng kết hôn.
Tôi lắc đầu buồn bã. Tuy là mẹ nhưng tôi chẳng có quyền quyết định chuyện hôn sự của con trai, tất cảđều phải nghe theo Bát Tư Ba. Tôi không thấy thoải mái chút nào. Tôi luôn cổ súy cho hôn nhân một vợ một chồng, đầu bạc răng long, chứ không phải những cuộc hôn nhân chính trị, ép những đứa trẻ chẳng hề quen biết nhau phải chung sống với nhau. Nhưng tôi cũng hiểu rằng đó là tục lệ phổ biến của xã hội này. Cô dâu thường chỉ biết mặt chú rể sau khi khăn che mặt được vén lên. Nếu người con trai có địa vị, quyền thế thì có thể cưới cảđám vợ cũng không sao, Kháp Na cũng từng cưới ba người vợđó thôi. Tôi sống với loài người chừng ấy năm, lẽ ra phải quen những phong tục, tập quán này mới đúng chứ! Dharma là người thừa kế duy nhất của phái Sakya, nó sẽ giúp Sakya phát triển lớn mạnh, sẽ sinh cho nhà họ Khon thật nhiều con cháu. Phái Sakya chắc chắn sẽ không đồng ý nếu nó chỉ lấy một người vợ duy nhất.
Không biết vì sao, trong lòng tôi cứ thấp thỏm lo âu. Tôi đưa mắt nhìn Bát Tư Ba. Chàng đang tập trung tinh thần, miệt mài tết dây xâu chuỗi hạt dưới ánh nến. Chốc chốc chàng lại nhắm mắt nghỉ ngơi một lát rồi mới tiếp tục công việc. Thực ra, Bát Tư Ba không phải một con người hoàn hảo. Chàng đã hình thành cho mình một thói quen, phàm việc gì cũng phải xét đến lợi ích của giáo phái trước nhất. Đó là kiểu giáo dục đã ăn sâu vào tiềm thức của chàng từ nhỏ, nhất là sau khi được chọn làm người kế thừa của giáo phái. Nhưng nếu chàng có thể trở thành một người nhưđại sư Ban Trí Đạt kỳ vọng, luôn đặt lợi ích của giáo phái lên trên tất thảy, gạt bỏ mọi tình cảm cá nhân thì có lẽ chàng đã không phải đau khổ như vậy. Tôi thầm nguyện cầu, ngày sau, Dharma của tôi sẽ không giống chàng.
Chiếc vòng được hoàn tất sau ba ngày vất vả. Hôm ấy, Bát Tư Ba trao cho tôi một chiếc túi gấm rất đẹp.
- Đẹp quá!
Tôi mở túi, lấy chiếc vòng ra, thốt lên kinh ngạc. Những viên đá khổng tước và đá thanh kim lóng lánh huyền hoặc. Những miếng xà cừđược gọt tỉa thành hình hoa sen và lá sen, vô cùng sống động, tài tình. Tôi háo hức xỏ luôn vào tay.
- Đi theo chàng hơn hai mươi năm mà em không biết chàng lại khéo tay như vậy.
Chàng đỏ mặt ngại ngùng:
- Mẹ ta đã hướng dẫn ta cách làm đó. Lúc nhỏ, ta thường ngồi trong lòng mẹ, xem bà bện dây xâu những chuỗi tràng hạt. Mẹđã xâu rất nhiều chuỗi hạt với hình dáng, kiểu cách khác nhau, rất sinh động. Tiếc là nhiều năm qua ta không làm việc này nên đã quên hết các kiểu dáng độc đáo, chỉ làm được chiếc vòng tay đơn giản thế này thôi.
Tôi xoay đi xoay lại, ngắm mãi không chán.
- Em thích lắm, rất thích, rất đẹp. Em sẽđeo chiếc vòng này suốt đời!
Bàn tay chàng dịu dàng vuốt ve mái tóc tôi, ngừng lại nơi viên ngọc Linh hồn lấp lánh ánh sáng.
- Ngày nào em cũng mang theo bên mình ngọc Linh hồn và sợi dây của Kháp Na. Ta cũng muốn tự tay làm một món quà gì đó tặng em, nghĩ mãi mới ra thứ này.
Chàng nắm tay tôi, ngắm nghía chuỗi vòng trên cổ tay tôi, giọng chàng chợt buồn:
- Em thích nó thì hãy đeo nó mỗi ngày, thấy nó cũng như thấy ta vậy.
Tôi nhận ra trong câu nói của chàng dư vị chua xót của lời giã biệt, lòng không khỏi băn khoăn:
- Chàng định đuổi em đi ư?
- Lam Kha, em đã ở bên ta hai năm. Hai năm không phải bận lòng với việc chính sự và những việc mệt mỏi khác, chỉ có em cận kề bên ta, ta vui lắm. Đây là quãng thời gian hạnh phúc nhất đời ta.
Chàng thả tay tôi xuống, chầm chậm cất bước đến bên cửa sổ, lặng nhìn cây bạch dương vừa mọc thêm những chồi non mơn mởn ngoài kia, khẽ thở dài:
- Hai năm là đủ rồi.
Tôi bước lại gần chàng, ngước nhìn bóng dáng gầy guộc của chàng mà lòng se sắt: - Em sẽ không đi đâu cả… Chàng đột ngột quay lại:
- Đừng lãng phí thời gian cho một kẻ sắp chết như ta! Em đã trọn tình vẹn nghĩa với ta, em nên quay về Sakya thăm Dharma, nó sáu tuổi rồi đó. Mấy hôm trước ta nhận được thư của Kunga Zangpo, viết rằng Dharma rất tinh nghịch, đáng yêu và vô cùng thông minh, càng ngày càng giống Kháp Na. Em không muốn về thăm con sao?
- Em muốn. - Tôi bình thản nhìn vào mắt chàng. - Nhưng đối với em, người quan trọng hơn cả lúc này là chàng. Dharma còn cả chặng đường dài phía trước, nhưng chàng…
Tôi chưa nói hết câu, chàng đã sụp xuống khiến tôi hoảng hốt, vội chạy lại đỡ lấy chàng. Tôi lay gọi chàng nhưng chàng không đáp lại. Tôi dìu chàng đến bên giường, đỡ chàng nằm xuống, vuốt ve vầng trán chàng, gương mặt chàng vàng vọt, hơi thở yếu ớt, sự sống đang chầm chậm bỏ chàng mà đi.
Có lẽ vì vậy mà chàng muốn tôi ra đi, có lẽ vì vậy mà chàng gấp rút sắp xếp chuyện hôn sự của Dharma. Chàng đã dự cảm được tình trạng sức khỏe của mình nên muốn sắp xếp ổn thỏa mọi thứ?
Tôi lập tức cúi xuống, đặt môi lên miệng chàng, truyền linh khí cho chàng. Sở dĩ tôi phải nén chặt nỗi nhớ con trong lòng và không chịu rời xa chàng một bước là vì tôi biết rằng chàng có thể gục xuống bất cứ lúc nào. Tôi chầm chậm truyền linh khí cho chàng, đôi mắt chàng vẫn khép chặt, bờ môi khô lạnh, làn da tái xám. Tuy đã lấy lại hình hài con người nhưng tôi vẫn ngày đêm khổ công tu luyện, không dám trễ nải. Bởi vì tôi biết mình phải chuẩn bị một lượng linh khí thật dồi dào phòng khi cần kíp. Và vì tôi là người duy nhất có thể kéo dài sự sống cho chàng.
Tôi không dám truyền linh khí quá lâu, sợ khi chàng tỉnh lại, sự tiếp xúc da thịt giữa chúng tôi sẽ khiến chàng đau đớn. Tôi ngồi bên giường, ngắm nhìn gương mặt đang say ngủ của chàng, tử khí vây quanh chàng đã tan biến. Gương mặt chàng an nhiên, tĩnh tại. Tôi nhẹ nhàng chạm vào bờ môi, vầng trán và chiếc cổ nhăn nheo của chàng. Tình yêu thuở thiếu thời của tôi dành cho chàng đã lên một nấc mới. Không chỉ là yêu, mà với tôi, chàng là người thân yêu nhất, đáng tin cậy nhất, là người tôi thướng nhớ nhất, không muốn rời xa nhất. Ánh mặt trời tràn vào căn phòng, chiếu sáng chuỗi hạt trên cổ tay tôi. Những viên đá khổng tước, đá thanh kim lấp lánh, rực rỡ, lung linh, huyền ảo.
Chàng tỉnh lại. Tôi rót nước cho chàng, cầm lá thư trên bàn, hỏi:
- Drakpa Odzer vừa đến, báo rằng có mật thư gửi từ Sakya. Chàng muốn đọc ngay không?
Chàng gật đầu, đón lấy bức thư, mở ra đọc. Tôi thấy sắc mặt chàng càng lúc càng xấu đi, vội lao đến, hỏi:
- Thư viết gì vậy?
Chừng như rất tức giận, bàn tay cầm lá thư của chàng run lên:
- Kunga Zangpo càng ngày càng tồi tệ, thủđoạn độc ác, chỉ vì tranh chấp lãnh thổ, dám gây ra đổ máu!
Sự việc là thế này: Vùng Ali do quý tộc Nangsababoxi cai quản, cũng là một trong mười ba vạn hộ hầu do Bát TưBa sắc phong. Nangsababoxi có quan hệ mật thiết với phái Phaktru nên Ali lâu nay vẫn được xem là thuộc phạm vi thế lực của phái Phaktru. Kunga Zangpo ra lệnh trao đổi các cư dân Mid ở vùng Ali của Nangsababoxi với các hộ dân thuộc vùng Nagarze bên hồ thiêng Yamdrok-tso. Nagarze vốn thuộc phạm vi thế lực của phái Drikung nên động thái này của Kunga Zangpo rõ ràng là muốn tạo ra mâu thuẫn giữa hai phái Drikung và Phaktru. Tất nhiên là Nangsababoxi không đồng ý, đã ra sức chống đối. Kunga Zangpo mua chuộc người hầu cận của Nangsababoxi, một nhà sư mười tám tuổi, tên gọi Damparinqu. Tên hầu cận này đã hạđộc giết chết Nangsababoxi. Kunga Zangpo ban thưởng cho Damparinqu bằng cách cắt vùng Maizho Pakza tặng cho hắn. Nangsababoxi không có người thừa kế nên nhân lúc phái Phaktru chưa kịp can thiệp vào việc này, Kunga Zangpo đã nhanh tay chiếm đoạt toàn bộđất đai của Nangsababoxi.
Tuy việc làm của Kunga Zangpo đã giúp phái Sakya giành được một địa bàn hết sức rộng lớn nhưng đó là đất đai có được nhờ sử dụng thủđoạn bỉổi, gây tai tiếng xấu và kích động sự phẫn nộ của quần chúng. Tôi không muốn Bát Tư Ba vì tức giận mà ảnh hưởng đến sức khỏe nên đã nói đỡ cho Kunga Zangpo:
- Tuy làm vậy thật tàn bạo nhưng cũng có thể hiểu được. Cậu ấy muốn trả thù hai phái Phaktru và Drikung.
Bát Tư Ba tức giận:
- Ta cũng muốn trả thù nhưng phải hành động thật quang minh chính đại, tuyệt đối không thể dùng thủđoạn tàn độc, đê tiện như vậy được!
Tôi thở dài:
- Kunga Zangpo giờđã là bản khâm của giáo phái, chàng không có nhà, Dharma lại còn nhỏ nên bản khâm sẽ là người nắm trong tay quyền lực lớn nhất đất Tạng. Quyền lực trong tay, lâu dần người ta sẽ thay đổi cách nghĩ.
Kunga Zangpo là một người cơ trí, mẫn cán. Phán xét một cách công bằng thì trong vòng mấy năm kể từ khi nhậm chức bản khâm, Kunga Zangpo đã có những cống hiến to lớn cho phái Sakya, phần lãnh thổ thuộc quyền sở hữu của phái Sakya nhờ cậu ta mà nhiều lên gấp đôi. Và tất cảđất đai này đều thuộc về Sakya, Kunga Zangpo không hề có ý đồ tư lợi. Cậu ta đã giám sát xây dựng hoàn thiện gian chính điện quan trọng nhất của đền Nam Sakya, đúc thành công bức tượng Quan Âm Bồ Tát mạ vàng để tưởng niệm đại sư Ban Trí Đạt và lệnh cho thợ thủ công hoàn thành toàn bộ số bích họa dọc hành lang bên ngoài đại điện. Dưới bàn tay điều hành của Kunga Zangpo, quy mô ngôi đền Nam Sakya đã bước đầu thành hình. Tầm ảnh hưởng của cậu ta ở Sakya càng ngày càng lớn. Rất nhiều người trong giáo phái tỏ ra khâm phục và dần dà ủng hộ cậu ta hết lòng.
- Cậu ta có công với giáo phái nhưng công lao đó không thể bù đắp những tội ác mà cậu ta gây ra.
Bát Tư Ba gắng gượng ngồi dậy, bảo tôi:
- Giúp ta một tay, đỡ ta ngồi dậy. Ta phải viết thưđe nẹt, giáo huấn cậu ta mới được.
Dù rất lo lắng cho sức khỏe của chàng nhưng tôi cũng đành kéo chiếc bàn làm việc nhỏ của chàng tới sát mép giường và giúp chàng mài mực. Mấy ngày sau, bức thư khiển trách Kunga Zangpo được gửi đi từ Lâm Thao. Khi ấy, chúng tôi không hề biết rằng, mâu thuẫn giữa Kunga Zangpo và Bát Tư Ba đã bắt đầu nảy sinh và nó sẽ lớn dần, trở thành cơn cuồng phong nhuốm máu về sau.
Mùa hè năm đó, chúng tôi nhận được tin tức từĐại Đô: Chân Kim đã được lập làm thái tử!
Các đại thần người Hán nhiều lần trình tấu chương, đưa ra ý kiến, các vương triều ở Trung Nguyên xưa nay đều có thông lệ, hoàng đế lập thái tử kế ngôi ngay trong thời gian tại vị. Nhập gia thì phải tùy tục, vậy nên Hốt Tất Liệt đã hạ chỉ lập Chân Kim làm thái tử. Chân Kim trở thành thái tử danh chính ngôn thuận đầu tiên trong lịch sử Mông Cổ.
*
Tôi khẽ thở dài:
- Chân Kim trở thành vị thái tửđầu tiên trong lịch sử Mông Cổ. Tin tức này làm dấy lên hai luồng ý kiến trái chiều trong triều đình nhà Nguyên. Người Hán thì ủng hộ còn người Mông Cổ thì bất mãn.
Chàng trai trẻ ngạc nhiên hỏi:
- Vì sao? Lẽ nào Chân Kim không được lòng người Mông Cổ?
- Các quý tộc Mông Cổđã tranh cãi rất nhiều về Chân Kim. - Nhớđến vị thái tử mà số phận rất mực lận đận, bi đát này, lòng tôi chợt buồn ảo não. - Chân Kim từ nhỏđã được nuôi dưỡng trong môi trường Nho học của người Hán. Bên cạnh cậu ấy lúc nào cũng có hàng tá các nhà Nho tài ba vây quanh, họđều là những nhân vật chủ chốt, đại diện cho chủ trương trị quốc bằng Nho giáo trong triều đình Hốt Tất Liệt. Đối với người Hán, việc lập Chân Kim làm thái tử là phù hợp với truyền thống của các vương triều Trung Nguyên, bởi vậy, họđặt rất nhiều kỳ vọng ở cậu ta. Họ cho rằng, Chân Kim là người kế vị tương lai, cậu ta sẽ bắt đầu một thời đại mới của nền Nho trị, vị thế của người Hán trong triều đình nhà Nguyên chắc chắn sẽđược nâng cao.
Chàng trai trẻ lắc đầu:
- Điều này chắc chắn động chạm đến quyền lợi của người Mông Cổ.
Tôi gật đầu:
- Đúng vậy. Người Mông Cổ cho rằng Chân Kim đã bị Hán hóa, nếu cậu ta kế vị thì triều đình này sẽ trở thành thiên hạ của người Hán. Hơn nữa, người Mông Cổ không có thông lệ lập người kế vị khi Đại hãn vẫn còn sống. Mấy trăm năm qua, thông lệ của người Mông Cổ vẫn là: sau khi Đại hãn qua đời, các vương gia sẽ tổ chức hội nghị Kurultai để bầu chọn người kế nhiệm ngôi vị Hãn vương tiếp theo. Đại hội này không thông qua thì không ai có thể trở thành Đại hãn hợp pháp. Nếu đại hội không thể lập tức chọn ra Hãn vương phù hợp thì chính quyền sẽ do hoàng hậu tạm thời cai quản, cho đến khi đại hội chọn ra Hãn vương kế nhiệm.
Bởi vậy, chức vị thái tử của Chân Kim đã gây nhiều tranh cãi trong nội bộ các quý tộc Mông Cổ.