Quan Và Lại Ở Miền Bắc Việt Nam - Chương 9 - Phần 1

KẾT
LUẬN

Nghiên cứu chế độ quan lại ở Việt Nam vào bước ngoặt
của thế kỷ XX quả là một thách thức, vì một vài quan niệm khuôn sáo luôn áp đặt
sự suy nghĩ, khiến người nghiên cứu sử học thoạt đầu phải nản lòng mỗi khi phê
phán các hiện tượng của quá khứ. Sử học thuộc địa hay thực dân và tiếp theo là
sử học dân tộc chống thực dân đã cố áp đặt gần nửa thế kỷ nay một lược đồ nhị
nguyên: sự thống trị bên ngoài, được quan niệm như là một khối trùm lên xã hội
thuộc địa, bản thân xã hội này được coi là khối thống nhất, và giữa hai thực
thể đó có một tầng lớp mỏng manh gồm những kẻ hợp tác và phụ tá đã chạy sang
phe thực dân, đó là những người mại bản.

Vượt lên trên cách giải thích đó là một vấn đề thiết
yếu vì tương lai và vai trò của tầng lớp quan lại trong thời kỳ thuộc địa đã
đem lại cho hai xu hướng nghiên cứu sử học - thực dân và chống thực dân - một
cách kiểm chứng hợp thức hóa. Một số nhà nghiên cứu thực dân miêu tả trình bày
chế độ quan trường dựa trên quan điểm của phái triết học Khải minh, đã cho rằng
đáng bảo vệ tính cao thượng của tầng lớp quan lại quyền cao chức trọng đó, và
biện bạch cho việc làm của chính quyền bảo hộ là trung thực và thông minh.
Ngược lại, giới nghiên cứu sử học có khuynh hướng dân tộc chống thực dân, hoặc
ít nhất phần lớn trong số họ, lại cho rằng giới quan lại, là phương tiện cho kẻ
thực dân dùng làm công cụ thống trị thuộc địa, đồng thời chế độ quan trường đã
tạo thành nhân tố chủ yếu chặn đứng quá trình hiện đại hóa của Việt Nam, đẩy xã
hội vào tình trạng lệ thuộc.

Tính hiệu quả: đó là đặc trưng của chế độ quan liêu
ViệtNam, bản lề giữa Đại Nam và chế độ bảo hộ. Muốn giữ những trọng
trách như quan đầu tỉnh, một bộ phận quan trọng quan chức đương nhiệm năm 1896
đã phải trải qua một quá trình dài làm công việc hành chính, ở tất cả các cấp
trong hệ thống thang bậc cũng như trong nha môn các bộ, các tỉnh hay phủ,
huyện. Có kinh nghiệm nhiều mặt làm cơ sở để trở nên thành thạo nhiều loại công
việc là nét nổi bật của giới quan lại trong thời gian dài. Chính là tính hiệu
quả trong thực tiễn công tác của ông quan là một trong những nền tảng tạo nên
sự thỏa hiệp giữa giới quan lại và các nhà cầm quyền thuộc địa, bảo đảm tích
liên tục về mặt xã hội học của bộ máy quan liêu Từ khi tiến hành chinh phục
thuộc địa, không có một bộ máy nhân sự hoàn toàn mới thay thế cho các quan lại
cũ. Chính quyền bảo hộ đi theo những thói quen, những tập quán của các quan lại
cũ: không bao giờ phê phán hay lên án mặt thực hành trong quá trình đào tạo
quan. Ít nhất là cho đến năm 1920, các quan tri huyện hay tri phủ không còn là
kẻ phụ tá đơn thuần trong công cuộc trấn áp thuộc địa. Họ trẻ tuổi, không có
nguồn gốc địa phương, thật sự đi vào thực tế công việc nông thôn. Việc chỉ huy,
thông tin, làm trọng tài, công tác giáo dục, động viên dân chúng khiến cho quan
phủ quan huyện là trung gian cần thiết giữa cơ sở và chính quyền trung ương.
Như vậy không thể chấp nhận định đề cho rằng bộ máy quan lại đã nhanh chóng trở
thành công cụ của nhà cầm quyền thuộc địa và vai trò quan lại bị hạ thấp trở
thành một kẻ thừa hành đơn giản. Tính trung bình bốn ngàn đến năm ngàn người
dân có một quan cai trị. Quả là quá ít? Một xứ Bắc Kỳ cai trị kém? Nói như thế
là không hiểu tầm quan trọng của các nhân viên thừa hành. Số này đông hơn các
quan về số lượng và cơ cấu. Họ không phải đơn giản chỉ là bộ phận phụ thuộc của
chế độ quan liêu. Do giữ hồ sơ, họ nắm được đầu đuôi sự việc, lại biết rõ địa
bàn, họ thật sự là “bộ nhớ” của các quan. Do vậy, điều quan trọng là phải nắm
quyền lực ở nơi đường tơ kẽ tóc hay có thể luồn lách của cơ sở hạ tầng quan
liêu, mà nếu thiếu nó thì quyền uy của các quan trên không thi thố được, và
không thể hiểu được tính hiệu quả của bộ máy cai trị Việt Nam.

Không phải là trì trệ, xã hội miền Bắc
Việt Nam sau khi trở thành thuộc địa đã vận dụng chiến lược quan
trường riêng của mình cũng như các dự án cải cách trong các thiết chế của một
chính quyền lai tạp đang được xây dựng. Tính năng động được tiếp tục trên cơ sở
hai nguồn lực: đó là luân lý nho giáo đối với phận sự công cộng, theo đó đã là
nho sĩ thì phải dấn thân vào công việc quốc gia theo cái nghĩa trả ơn vua đền
nợ nước; và tâm lý phục thù của giới tinh hoa trong tầng lớp sĩ phu miền Bắc bị
loại ra khỏi đầu não của bộ máy cai trị vào nửa đầu thế kỷ XX. Phải chăng đó là
một bộ máy quan lại nô dịch chỉ biết phục tùng sự thúc giục của chính quyền
trung ương dù là Triều đình hay chính quyền thuộc địa ngày nay. Đã đến lúc nên
gạt bỏ cái thuyết phủ nhận sức sống của chế độ quan liêu đó, mà không thấy rằng
chế độ quan liêu ấy đồng hành với Nhà nước trong cuộc cải cách từ giữa thế kỷ
XV đến đầu kỷ XX. Nước Việt Nam đã đi trước chúng ta khá lâu trong
việc cải tiến cách thức tuyển dụng và đánh giá các quan chức và đề ra các dự án
cải cách. Là kết quả của quá trình hoàn thiện có từ xưa, xuất phát từ nhu cầu
nội tại và từng bước, chứ không phải là quá trình hiện đại hóa theo phương Tây,
muốn cắt đứt muộn màng và triệt để với các thể chế cũ, đó là đặc trưng cuộc cải
cách hành chính của Việt Nam.

[Chúc bạn đọc sách vui vẻ tại www.gacsach.com -
gác nhỏ cho người yêu sách.]

Cần xem xét nền hành chính Việt Nam trong một khung
cảnh thời gian lâu dài để đánh tan những ảo tưởng của giới nghiên cứu sử học
quá thiên về thuyết lấy châu Âu làm trưng tâm, luôn luôn ràng buộc vào cách đặt
vấn đề quan hệ giữa truyền thống và hiện đại. Cần đọc lại công trình nghiên cứu
về chế độ quan liêu Việt Nam dưới ánh sáng của học vấn chính trị của
giới quan lại Việt Nam. Đó là những vấn đề then chốt của công trình nghiên
cứu này. Vượt ra ngoài khuôn khổ thời gian được xem xét, đây là những vấn đề có
thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn thực chất cuộc tranh luận hiện nay: đó là việc
đổi mới hệ thống chính quyền địa phương, làm sao để mối quan hệ giữa trung ương
và các bộ máy ngoại vi được vận hành tốt hơn. Đây cũng là vấn đề sống còn của
công cuộc đổi mới của Nhà nước ViệtNam hiện nay.

PHỤ LỤC

Phụ lục
1:

Bản đồ hành chính Đại Nam (1838-1840)

Phụ lục
2:

Bản đồ hành chính Bắc Kỳ (1896)

Phụ lục
3:

Tiến triển giá gạo ở Đại Nam năm 1826

Phụ lục
4:

Tỉnh xuất thân của các quan đương nhiệm ở Bắc Kỳ năm
1896

Phụ lục
5:

Bước hoạn lộ của quan tỉnh đương nhiệm tại Bắc Kỳ
năm 1896

Phụ lục
6:

Tỉnh xuất thân của các lại viên đương nhiệm ở Bắc Kỳ
năm 1896

Phụ lục
7:

Chia tài sản của Vi Văn Định cho các con năm 1940

Phụ lục
1
- Bản
đồ hành chính Đại Nam (1838-1840)

Phụ lục
2
- Bản
đồ hành chính Bắc Kỳ (1896)

Phụ lục
3
-
Tiến triển giá gạo ở Đại Nam năm 1826

Nguồn: Phan Huy Lê, Tìm về cội nguồn,
(1998), t.1, tr.334

Phụ lục
4
-
Tỉnh xuất thân của các quan đương nhiệm ở Bắc Kỳ năm 1896

Bản vẽ
10
- Các
quan gốc tỉnh Hà Nội năm 1896

Bản vẽ
11
- Các
quan trị nhậm ngay tại tỉnh xuất thân năm 1896

Bản vẽ
12
-
Tỉnh xuất thân của các quan trị nhậm tại Hà Nội năm 1896

Bản vẽ
13
-
Tỉnh xuất thân của các quan trị nhậm tại Sơn Tây năm 1896

Phụ lục
5
-
Bước hoạn lộ của quan tỉnh đương nhiệm tại Bắc Kỳ năm 1896[749]

[749] Các
quan sau đây không được trình bày vì họ đều đảm nhiệm những chức vụ sau ngay từ
bước đầu hoạn lộ: Vũ Phạm Hàm, án sát Hưng Hóa; Chu Mạnh Trinh, án sát Hưng
Yên; Trịnh Tiên Sinh, bố chính Quảng Yên; Kiều Hữu Hạnh, án sát Quảng Yên;
Nguyễn Đôn Bân, tuần phủ Thái Nguyên; Tạ Văn Cán, đốc học Thái Bình; Phan Trọng
Địch, bố chính Sơn Tây và Lê Vĩnh Điện, đốc học Hưng Hóa.

Đường hoạn lộ của các quan lớn tỉnh: thăng tiến theo
mẫu cổ điển

Sinh ở làng Thượng Ốc phủ Ninh Giang, Hải Dương),
Nguyễn Đức Tú đỗ cử nhân năm 1866, được thăng tiến chậm và đều đặn: 18 năm để
lên từ chánh bát phẩm (8a) đến tòng tam phẩm (3b), trong khi quy chế là 10 đến
15 năm. Được cử làm giám khảo trường thi Hà Nội 3 lần, làm sơ khảo năm 1870 rồi
1874, và phúc khảo năm 1878, ông đã làm công việc hành chính lâu năm (5 năm)
tại 5 tỉnh, vừa làm học quan lẫn công việc hành chính: giáo thụ phủ Kinh Môn
(1876-1878), tri huyện Đông Anh (1880-1881), rồi Phù Cừ và Ân Thi (1881-1883)
và cuối cùng là tri phủ Thái Ninh năm 1883. Sau đó ông làm quan tỉnh trong 6
năm: thương tá tỉnh vụ Hải Dương (1887-1888), lãnh án sát sứ Quảng Yên
(1888-1890), tham tá ở nha kinh lược Bắc Kỳ (1890), lãnh án sát sứ Vĩnh Yên
(10- 1890 - 5-1891), hậu bổ ở nha kinh lược (5-1891 - 12-1891), bang tá tỉnh vụ
Hưng Yên (12-1891 - 7-1892), thương tá tỉnh vụ Hưng Yên (7-1892 - 6-1895),
trước khi được lãnh tuần phủ Hải Phòng tháng 6-1895[750].

[750] ANV-KL
2517, tờ 21-22.

Hình 44 - Đường hoạn lộ của
Nguyễn Đức Tú, lãnh tuần phủ Hải Phòng

Trương Văn Chi quê ở Cổ Điển. (huyện Thanh Trì, tỉnh
Hà Nội). Học giỏi, đỗ cử nhân năm 1870 và tham dự thi hội năm 1880 (cử nhân
thi hội dự có phân số
), bốn năm sau được cử làm đồng khảo (thi hội, khoa
Giáp thân). Được đào tạo chủ yếu trong các bộ (6 năm rưỡi) và 2 năm trong các
phủ huyện miền Trung Đại Nam. Hành tẩu bộ Lại (1876-1880), giáo thụ rồi
quyền nhiếp tri phủ Quảng Hóa (Thanh Hóa) từ tháng 9-1880 đến 6-1882, tri huyện
Phong Điền (Thừa Thiên) từ tháng 6-1882 đến 1-1884, biên tu Quốc sử quán (tháng
5-9/1885), được cử làm tham tá ở nha kinh lược (9-1885 đến 1-1890) trước khi
được bổ làm lãnh bố chính Nam Định[751].

[751] ANV-KL,
2514, tờ 40-42.

Hình 45 - Đường hoạn lộ của
Trương Văn Chi, lãnh bố chính Nam Định

Lê Huy Phan sinh ở Xuân Cầu (huyện Văn Giang, Bắc
Ninh). Đậu cử nhân năm 1879, làm quen với công việc hành chính bằng các chức
đồng tri phủ và đồng tri huyện trong tỉnh nhà 4 năm, rồi ở các nha môn tỉnh
trong 3 năm với chân hậu bổ ở Nam Định (1891-1894), trước khi được bổ
làm lãnh án sát Sơn Tây. Ông lần lượt được phái làm quyền nhiếp tri huyện Vụ
Bản (1-1887), lãnh tri huyện Vụ Bản (10-1887), đồng tri phủ Thái Ninh (9-1888)
rồi lãnh tri phủ Nghĩa Hưng (10-1889 đến 1-1894)[752].

[752] ANV-KL,
2521, tờ 4-5.

Hình 46 - Đường hoạn lộ của Lê
Huy Phan, lãnh án sát Sơn Tây

Quê ở Dũng Thọ (huyện Thọ Xương, Hà Nội) Lê Lượng
Thái đậu cử nhân năm 1888, tham dự thi hội (cử nhân thi hội dự có phân số)
năm 1889 trước khi bước vào hoạn lộ trong 6 năm, trong đó có 3 năm rưỡi làm
quan trong tỉnh Sơn Tây, với các huấn đạo Nam Xang (10-1889 đến 10-1890), lãnh
tri huyện Mỹ Lộc và quyền nhiếp tri huyện Thượng Nguyên, lãnh tri huyện Trực
Ninh (10-1890 đến 12-1891), rồi lãnh tri phủ Vĩnh Tường, Quảng Oai và Quốc Oai
(12-1891 đến 6-1895). Ông được bổ làm lãnh án sát Hưng Hóa (6-1895) rồi án sát
Hải Phòng (6-1896)[753].

[753] ANV-KL,
2517, tờ 22.

Hình 47 - Đường hoạn lộ của Lê
Lượng Thái, án sát Hải Phòng

Sinh ở Đa Tốn (huyện Gia Lâm, Bắc Ninh), Đặng Tích
Trù đỗ cử nhân năm 1884, hai năm sau được cử làm sơ khảo trường
thi Nam Định. Năm 1889 đỗ phó bảng, 9 năm làm học quan và trị nhậm
phủ huyện ở các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Nam Định và Ninh Bình. Sau khi được
bổ làm huấn đạo và bang tá ở phân phủ Thuận Thành (3-1886 đến 12-1887), ông làm
quyền tri huyện ở huyện Việt Yên, lãnh đồng tri phủ ở phân phủ Yên Khánh và
lãnh tri phủ ở phủ Xuân Trường (3-1888 đến 8-1895), trước khi được bổ làm đốc
học Bắc Giang năm 1896[754].

[754] ANV-KL,
2518, tờ 41.

Hình 48 - Đường hoạn lộ của
Đặng Tích Trù, đốc học Bắc Giang

Đặng Quỹ, quê ở Lộng Đình phủ Mỹ Hào, Hưng Yên), đỗ
cử nhân năm 1884 và phó bảng năm 1889, xuất thân trong một gia đình nho học.
Cha là Đặng Văn Kham, cựu án sát Quảng Nam, hai anh Đặng Hân và Đặng Thực
đều đỗ cử nhân. Làm học quan và quan phủ huyện trong 11 năm trước khi được bổ
làm lãnh đốc học Sơn Tây: quyền giáo thụ ở phủ Thuận Thành (4-1886), huấn đạo
(4-1887) rồi quyền nhiếp đồng tri phủ ở phân phủ Thuận Thành (11-1887), lãnh
giáo thụ rồi quyền tri phủ Nghĩa Hưng (12-1889 đến 1-1895)[755].

[755] ANV-KL,
2521, tờ 5.

Hình 49 - Đường hoạn lộ của
Đặng Quỹ, lãnh đốc học Sơn Tây

Trần Xuân Sơn, quê ở Vụ Bản (huyện Bình Lục,
Hà Nam), đỗ tú tài năm 1858, cử nhân năm 1874 và tham dự thi hội (cử
nhân thi hội dự có phân số
) năm 1875. Bước đầu hoạn lộ của ông gồm ba giai
đoạn. Từ 1885 đến 1880 làm quen với công việc hành chính ở huyện với chức huấn
đạo rồi quyền nhiếp tri huyện ở huyện Nam Xang (9-1875 đến 9-1879), lãnh tri
huyện Thọ Xương và quyền nhiếp tri huyện Vĩnh Thuận (9-1879 đến 6-1880) và cuối
cùng là quyền nhiếp tri phủ Hoài Đức (6-1880 đến 9-1880). Sau đó được điều
trong 4 năm làm giám lâm của tỉnh thương ở Hà Nội (9-1880 đến 9-1881)
rồi Nam Định (1-1884 đến 1-1887). Sau đó ông được bổ làm việc ở tỉnh:
thương tá tỉnh vụ ở Bắc Ninh (12-1887 đến 4-1888) rồi lãnh án sát Thái Nguyên
(1 đến 12-1890)[756].
Nhờ sự cất nhắc của Hoàng Cao Khải, được bổ làm lãnh đốc học tỉnh
Hà Nam tháng 2-1893. Nguyên do là hồi làm tri huyện Thọ Xương, khi
Hoàng Cao Khải còn làm giáo thụ, Trần Xuân Sơn đã có giúp đõ tiền nong cho
Hoàng lấy vợ hai, mà Hoàng không quên ơn. Sau khi trở thành Kinh lược, Hoàng đã
lôi Trần từ chỗ hưu trí để bổ nhiệm về Hà Nam[757].
Sự liên kết ở độ tuổi khá cao (64 tuổi) đã bị một người đồng học xưa là Nguyễn
Khuyến chế diễu trong bài thơ nhan đề Mừng quan đốc học mới tỉnh
Hà Nam
.

[756] ANV-KL,
2520, tờ 49.

[757] Theo
Xuân Diệu trong Thơ văn Nguyễn
Khuyến, (1979), tr.132, chú thích 1.

Hình 50 - Đường hoạn lộ của
Trần Xuân Sơn, lãnh đốc học tỉnh Hà Nam

Sinh trưởng ở Đặng Xá (huyện Sơn Lãng), Nguyễn Viết
Bình đậu cử nhân năm 1884. Làm lãnh huấn đạo ở Chương Mỹ tháng 1-1887 đến
1-1890, rồi lãnh tri phủ Yên Khánh tháng 1-1890 đến 7-1892. Sau khi đỗ tiến sĩ
năm 1889 ông được rút ngắn thời gian làm việc ở phủ huyện để làm đốc học tỉnh
Hưng Yên từ tháng 3-1893. Trường hợp của ông không phải là cá biệt: tiến sĩ Vũ
Phạm Hàm, án sát Hưng Hóa, cựu biên tập viên Đại Nam đồng văn
nhật báo
, Chu Mạnh Trinh (án sát Hưng Yên), Lê Vĩnh Điện (đốc học Hưng Hóa)
và Tạ Văn Cán (đốc học Thái Bình) đều được thăng tiến như vậy[758].

[758] ANV-KL,
2515, tờ 41.

Hình 51 - Đường hoạn lộ của
Nguyễn Viết Bình, đốc học Hưng Yên

Quê ở Yên Lãng (huyện Vĩnh Thuận, Hà Nội), Phạm Văn
Toán, cháu của Phạm Phúc Thọ đỗ hương cống dưới triều Lê, được bổ làm quan năm
1874 vì đã có công mộ binh. Đường hoạn lộ của ông có thể chia làm ba giai đoạn.
Được đặc cách đề bạt trong ngạch quan võ từ 1877 đến 1878 (chánh cửu phẩm-tòng
lục phẩm) vì đã tham gia chiến trận, cụ thể là ở Tam Tuyên năm 1873[759].
Nhưng sau đó thăng tiến chậm hơn, 8 năm tòng tục phẩm rồi 3 năm tòng ngũ phẩm.
Từ năm 1891 ông lại thăng tiến nhanh trở lại: chỉ trong 4 năm thăng từ tòng tứ
phẩm lên tòng nhị phẩm (theo quy định thì phải từ 8 đến 12 năm). Ông lên làm
lãnh tuần phủ sau 6 năm làm ở phủ huyện và 6 năm làm ở tỉnh. Sau khi làm thông
phán tại ty phiên tỉnh Tuyên Quang rồi Hưng Hóa (2-1880 đến 6-1882), ông được
phái làm quyền nhiếp tri huyện Trấn Yên, rồi quyền nhiếp tri huyện Tam Nông,
rồi làm lãnh tri phủ Lạng Giang (6-1882 đến 11-1887). Lãnh án sát Tuyên Quang
từ tháng 7-1889 đến 6-1890, quyền bố chính Tuyên Quang từ 6-1890 đến 11-1891,
ông được điều về Hải Phòng làm chánh sứ trước khi được thăng lãnh tuần phủ Hải
Phòng (6-1893) rồi lãnh tuần phủ Hưng Yên (3-1896)[760].

[759] Tam
Tuyên chỉ các tỉnh Sơn Tây, Hưng Hóa và Tuyên Quang. TL, kỷ IV, q.53, t.33,
tr.191, số 1.

[760] AVN-KL,
2515, tờ 39-40. ANV-RST 31452, hồ sơ hành trạng của Phạm Văn Toán.

Hình 52 - Đường hoạn lộ của
Phạm Văn Toán, lãnh tuần phủ Hưng Yên

Sinh ở Vĩnh Lại (huyện Sơn Vi, Hung Hóa), Phạm Văn
Lẫm đỗ cử nhân năm 1870. Có hai điều bất thường đánh dấu sự thăng tiến lúc đầu
rất chậm: 24 năm từ chánh bát phẩm lên tòng tứ phẩm (theo quy định là 7 đến 10
năm). Sau khi được thăng liền ba bậc từ 1876 đến 1879 (từ chánh bát phẩm lên
tòng lục phẩm) rồi từ 1883 đến 1884, ông lại bị giáng hai cấp năm 1882 rồi
1892. Phạm Văn Lẫm làm quan phủ huyện trong 6 năm rưỡi, trong đó có 4 năm ở
nguyên một huyện, rồi 5 năm làm quan tỉnh. Trong thời gian đầu, ông làm công
việc hành chính và học quan (1876-1884); huấn đạo và quyền nhiếp tri huyện ở
Kim Thành (1-1878 đến 11-1879), quyền nhiếp giáo thụ Vĩnh Tường (6 đến
10-1882), quyền nhiếp tri huyện Đan Phượng rồi tri huyện Mỹ Lương. Chuyển sang
làm phó quản đạo Mỹ Đức (12-1884 đến 2-1888), quyền án sát Hà Nội (3-1889 đến
8-1890), lãnh bố chính Quảng Yên (8- 1890) rồi Hải Dương từ tháng 6-1894[761].

[761] ANV-KL,
2518, tờ 3-4.

Hình 53 - Đường hoạn lộ của
Phạm Văn Lẫm, lãnh bố chính tỉnh Hưng Yên

Đậu Cử nhân năm 1870, Nguyễn Hữu Dự quê ở Đông Phù
Liệt (huyện Thanh Trì, Hà Nội), tham dự thi hội (cử nhân thi hội dự có phân
số
) năm 1877. Sự thăng tiến của ông rất chậm: 22 năm từ chánh bát phẩm lên
tòng tứ phẩm với nhiều năm dừng lại ở một cấp (12 năm chánh bát phẩm, 7 năm
chánh lục phẩm, và 3 năm tòng ngũ phẩm). Từ 1877 đến 1891 ông làm việc ở Huế và
trong một số tỉnh miền bắc: hành tẩu ở bộ Lễ (9-1877 đến 2-1878), huấn đạo
Thanh Quan (7-1880 đến 7-1882), quyền nhiếp đồng tri phủ Thái Bình (7-1882 đến
1-1883), huấn đạo Thanh Quan (1-1883 đến 12-1883), quyền nhiếp tri huyện Thanh
Quan (12-1883 đến 2-1884), huấn đạo Thanh Quan (2- đến 3-1884), lãnh tri huyện
Quỳnh Côi (3 đến 10-1884), Thư Trì (10-1884 đến 7-1885), Trực Định (10-1888 đến
4-1890), rồi lãnh tri phủ Xuân Trường (4-1890 đến 1-1891). Từ năm 1891, ông làm
lãnh án sát Thái Bình rồi Hà Nội (1-1891 đến 3-1892) trước khi được bổ làm lãnh
bố chính Hà Nội (11-1895)[762].

[762] ANV-KL,
2514, tờ 9-10.

Hình 54 - Đường hoạn lộ của
Nguyễn Hữu Dự, lãnh bố chính Hà Nội

Nguyễn Như, đậu cử nhân năm 1878, sinh ở Tả Thanh
Oai (huyện Thanh Oai, Hà Nội). Cha là Nguyễn Xuân Sưởng, đậu cử nhân năm 1821,
kết thúc cuộc đời làm quan ở chức tri huyện. Trước khi được bổ làm đốc học
tỉnh Nam Định, ông làm quen với công việc hành chính ở phủ huyện và
tỉnh tại Hà Nội trong 4 năm: đồng tri phủ rồi quyền tri phủ Thường Tín (2-1884
đến 5-1887), quyền tri phủ Ứng Hòa (5-1887 đến 6-1888), quyền đốc học (6-1888
đến 6-1889). Tiếp đấy được điều về làm 4 năm ở phủ Kinh lược với các chức hậu
bổ, chủ sự rồi viên ngoại lang trước khi được bổ làm đốc học Nam Định
tháng 6-1892[763].

[763] ANV-KL,
2514, tờ 45-46.

Hình 55 - Đường hoạn lộ của
Nguyễn Như, đốc học tỉnhNam Định

Con của Đỗ Trọng Dự, cử nhân năm 1819 và cựu tri
huyện, Đỗ Trọng Vĩ sinh ở Trung Lao (huyện Siêu Loại). Đậu cử nhân năm 1864,
ông làm công việc hành chính 6 năm từ tháng 1-1866 và 1-1874 với các chức giáo
thụ rồi quyền tri huyện Văn Giang, giáo thụ Từ Sơn, đồng tri phủ ở phân phủ
Lạng Giang (1872-1873) rồi quyền tri phủ Lạng Giang. Con đường của ông thăng
tiến nhanh từ 1874 và 1876 vì đã làm bang tá quân vụ trong các cuộc hành quân.
Được bổ làm quyền án sát Cao Bằng rồi Thái Nguyên (1-1876 đến 1-1879), rồi án
sát Hưng Yên (1-1879 đến 1-1882). Năm 1882 được bổ làm quyền đốc học rồi đến
tháng 2-1888 làm đốc học tỉnh Bắc Ninh[764].

[764] ANV-KL,
2516, tờ 19-20. TL, kỷ IV, q.60-62, t.34, tr.181-202, 258.

Hình 56 - Đường hoạn lộ của Đỗ
Trọng Vĩ đốc học tỉnh Bắc Ninh

Nguyễn Trọng Hoảng, quê ở Thanh Liệt (huyện Thanh
Trì) đậu cử nhân năm 1878, làm quen với quản lý hành chính ở phủ huyện trong 7
năm tại các tỉnh Bắc Ninh (1884-1889) rồi Hà Nội (1892-1893). Sau đó do phạm
lỗi khi làm quyền ở phủ Hoài Đức, ông bị giáng 4 bậc và gọi về nha kinh lược,
khiến năm sau thì được phục lại cấp cũ (1894). Sau khi đi làm quyền tri phủ một
năm ở Bình Giang (1894-1895), ông được bổ làm quyền đốc học Hải Dương[765].

[765] ANV-KL,
2518, tờ 5-6.

Hình 57 - Đường hoạn lộ của
Nguyễn Trọng Hoảng, quyền đốc học Hải Dương

Sinh ở Thuận Vi (huyện Thư Trì, Thái Bình), Nguyễn
Văn Nhượng đậu cử nhân năm 1874. Làm quen với toàn bộ công việc hành chính ở
phủ huyện trong 10 năm và ở Huế trong 1 năm. Quyền huấn đạo Sơn Định (1-1876
đến 3-1879) - bị giáng 3 cấp năm 1881 vì hầu hết học trò của ông đều thi hỏng
kỳ thi hương năm 1878 và 1879[766] -
được bổ làm quyền tri huyện Hoành Bồ tháng 3-1879 rồi làm giám sát ngự sử ở các
tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng (3-1882). Được gọi về kinh làm chưởng ấn ở binh khoa
rồi trông coi vũ khố từ tháng 1-1884 đến 11-1885. Được bổ làm đốc học Ninh Bình
tháng 11-1885, đặc trách giáo thụ Yên Khánh (9-1889) rồi lại trở về vị trí cũ ở
Ninh Bình từ tháng 2-1893[767].

[766] Vấn
đề này xem TL, kỷ IV, q. 48, t. 32, tr. 313.

[767] ANV-KL,
2516, tờ 48-49.

Hình 58 - Đường hoạn lộ của
Nguyễn Văn Nhượng, đốc học Ninh Bình

Hoạn lộ của các quan lớn tỉnh: những viên quan có đỗ
đạt thì hoạn lộ hanh thông hơn

Nguyễn Duy Tiên quê ở Hành Thiện (huyện Giao
Thủy,Nam Định), đậu cử nhân năm 1884, tham dự thi hội (cử nhân thi hội
dự có phân số
) năm 1889. Sự thăng tiến từ 1884 đến 1896 từ chánh bát phẩm
lên chánh ngũ phẩm là chậm những không đều. Sau khi dừng lại một thời gian dài
8 năm ở bậc chánh bát phẩm, ông vượt qua 4 bậc trong năm đó. Sự thăng tiến đột
ngột là do năm 1890 và 1891 ông có tham gia cuộc hành quân tảo thanh
ở Nam Định. Hãy xem chi tiết các vị trí ông giữ trước khi được thăng
quyền án sát tỉnh Thái Bình tháng 11-1896. Từ 1889 đến 1896 làm ở tỉnh Thái
Bình với các chức quyền huấn đạo Kiến Xương rồi Thụy Anh (10-1889 đến 7-1891),
quyền tri phủ Thư Trì (11-1890 đến 11-1891) rồi Thanh Quan (6 đến 8-1892), tri
phủ Thái Ninh (8-1892 đến 11-1896)[768].

[768] ANV-KL,
2520, tờ 3.

Hình 59 - Đường hoạn lộ của
Nguyễn Duy Tiên, quyền án sát tỉnh Thái Bình

Đãng Đức Cường sinh cùng làng với Nguyễn Duy Tiên,
đậu cử nhân năm 1888. Ông lên trật nhanh, từ chánh bát phẩm đến tòng ngũ phẩm
từ 1888 đến 1895. Sự thăng tiến đó gắn với việc ông tham gia những cuộc hành
quân tảo thanh năm 1890, 1891, 1892 và 1893. Ông làm quan bắt đầu từ tỉnh Bắc
Ninh với chức huấn đạo rồi bang tá Võ Giàng (7 đến 10-1890), tri huyện Tiên Du
(10-1890 đến 7-1894) và tri phủ Từ Sơn rồi Lạng Giang (7-1894 đến 6-1895) trước
khi được bổ làm quyền án sát tỉnh Bắc Ninh. Cần lưu ý rằng Đặng Đức Cường cũng
như Nguyễn Hữu Đắc, Nguyễn Duy Tiên và Nguyễn Như, cả bốn đều có những hoàn
cảnh rất thuận lợi cho việc thăng tiến nhanh, đó là ở gần Yên Thế, nơi diễn ra
những hoạt động quân sự chống Đề Thám[769].

[769] ANV-KL,
2516, tờ 16-18.

Hình 60 - Đường hoạn lộ của
Đặng Đức Cường, quyền án sát Bắc Ninh

Nguyễn Dục quê ở Phật Tích (huyện Tiên Du, Bắc
Ninh), đậu cử nhân năm 1886, làm quan ở huyện với chức huấn đạo Lục Ngạn (4 đến
8-1889), Việt Yên (8-1889 đến 8-1892), rồi quyền tri phủ Lạng Giang (8-1992 đến
6-1894). Sự tham gia công cuộc “bình định’ đã thúc đẩy sự thăng tiến: được tăng
4 trật từ 1893 đến 1894. Được bổ làm quyền án sát Bắc Ninh
(6-1894), Nam Định (10-1894) rồi Ninh Bình (1-1896)[770].

[770] ANV-KL,
2516, tờ 47-48.

Hình 61 - Đường hoạn lộ của
Nguyễn Đức, quyền án sát Ninh Bình

Quê ở Huế, con của quan kinh lược Nguyễn Hữu Độ,
Nguyễn Hữu Tường là trường hợp của một bước đầu hoạn lộ hanh thông nhờ quan hệ
gia đình[771].
Đậu cử nhân năm 1888, lúc đầu ông thăng tiến bình thường: được phong tòng lục
phẩm (tri huyện) trong 5 năm sau khi thi đỗ. Nhưng có ít kinh nghiệm cai trị:
chỉ giữ chức quyền chưa đầy 2 năm ở phủ huyện, với chân tri huyện Nam Trực
(5-1892 đến 8-1893) rồi đồng tri phủ Vĩnh Tường (8-1893 đến 4-1894), trước khi
được bổ làm quyền án sát tỉnh Hà Nam tháng 5-1895[772].

[771] QTHKL,
tr. 495. ANV-KL, 2520, tờ 48-49.

[772] Như trên, tờ 48-49.

Hình 62 - Đường hoạn lộ của
Nguyễn Hữu Tường, quyền án sát tỉnh Hà Nam

Hoạn lộ của các quan lớn tỉnh: những viên quan thăng
tiến nhờ vào cuộc chinh phục và “bình định”

- Cuộc chinh phục Pháp: một dịp cho các quan cũ bước
vào hoạn lộ mới

Dương Danh Lập sinh ở Khắc Niệm (huyện Võ Giàng), là
cháu của Dương Danh Thành, cử nhân (1837) và cựu huấn đạo Yên Lạc. Hoạn lộ của
Dương Danh Lập có thể chia thành hai giai đoạn: 1866-1878 và 1879-1896. Sau khi
đậu cử nhân năm 1864, phó bảng năm 1866, ông làm quan 4 năm ở các cơ quan trung
ương, 4 năm ở phủ huyện và 4 năm làm việc ở tỉnh. Được bổ làm tu thư ở nội các
tháng 1-1866, tri huyện Tiền Hải tháng 1-1867, quyền tri phủ Kiến Xương 6-1868
rồi Tràng Định (Lạng Sơn) tháng 8-1867. Sau khi nghỉ 3 tháng, ông được bổ làm
quyền tri phủ Thái Ninh tháng 1-1869. Tháng 3-1871, được gọi vào Huế 6 tháng
làm viên ngoại lang ở Bắc hiến ty (trông coi án từ miền Bắc) trước khi được bổ
làm cấp sự trung ở bộ Binh. Với chức đó ông được cử đi kinh lý để kiểm tra tàu
bè vận tải cùng với các quan tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An. Các sự kiện xảy ra ở
Bắc Ninh năm 1873 khiến Triều đình phải điều ông làm bang biện nhưng giữ chức
tri phủ Từ Sơn[773].
Công việc hoàn thành, ông được gọi về Huế tháng 4-1874 để đứng đầu tào chính ty
(trông coi việc vận tải). Được bổ làm quản đạo (4-1875) rồi án sát tỉnh Hà Tĩnh
năm 1876[774],
hai năm sau ông bị cách chức vì không điều tra ra động cơ của một vụ án. Đến
đây kết thúc giai đoạn đầu làm quan của ông.

Tình hình chính trị cho phép ông trở lại làm việc
năm 1884. Sau khi công khai đi theo kẻ chinh phục Pháp, ông được cử tạm thời
làm tổng đốc Bắc Ninh tháng 1-1884, rồi điều lên Thái Nguyên làm tuần phủ một
tháng sau trước khi từ quan vào tháng 10. Mười hai năm sau ông được bổ làm đốc
học Hà Nội[775].

[773] Sau
khi các thành Hà Nội, Ninh Bình và Nam Định thất thủ, vua lệnh cho Hoàng Tá
Viêm chiêu mộ 1.000 quân về đóng tại phủ Từ Sơn. TL, kỷ.IV, q.49, t.32, tr.341.

[774] Đạo
Hà Tĩnh được đổi thành tỉnh cùng trong năm đó.

[775] ANV-KL,
2514, tờ 11-12.

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3