Chuyến bay Frankfurt - Chương 05 - 06

CHƯƠNG NĂM

MỘT BẢN NHẠC CỦA WAGNER

Stafford thoải mái ngồi vào ghế để thưởng thức tiếng nhạc hùng tráng trong một
vở nhạc kịch của nhà soạn nhạc thiên tài Wagner. Chàng đến khá sớm nhưng các
hàng ghế đã đầy kín khán giả, tuy nhiên riêng ghế bên cạnh chàng vẫn trống. Đến
giờ giải lao giữa hai hồi, vẫn chưa thấy ai đến ngồi vào đó. Stafford
đứng dậy ra ngoài sảnh định uống một tách cà phê và hút một điếu thuốc.

Tuy
nhiên khi Stafford quay về chỗ, ghế bên cạnh đã có người ngồi. Vừa ngồi xuống,
chàng nhận ra ngay người ngồi cạnh chính là cô gái ở sân bay Frankfurt.
Cô ta đang nhìn thẳng lên sân khấu. Khi Stafford
kín đáo liếc nhìn sang phía bên, chàng thấy đường viền khuôn mặt nhìn nghiêng
của cô ta rất thanh tú. Đến một lúc, cô ta quay sang nhìn Stafford
nhưng làm như không nhận ra chàng. Phải đến khi đèn trong phòng khán giả bắt
đầu tối xuống dần, cô ta mới quay sang phía Stafford.


ta nói bằng một thứ giọng trầm rất ấm và dễ mến:

-
Xin lỗi, ông vui lòng cho tôi xem nhờ tờ chương trình của ông được không? Tôi
vô ý đánh rơi trong lúc lách vào ghế ngồi.

Stafford đưa tờ chương trình. Cô ta đưa mắt đọc lướt. Rồi ánh sáng trong phòng
khán giả tối xuống thêm chút nữa, dàn nhạc bắt đầu chơi khúc dạo đầu vở nhạc
kịch Lohengrin. Cuối bản nhạc, cô ta trả chàng tờ chương trình và nói lời cảm
ơn.

Dàn
nhạc chuyển sang bản Tiếng Rừng thì thầm trong vở nhạc kịch Ziegfried. Stafford cúi xuống đọc dòng chữ viết bằng bút chì bên
dưới tờ chương trình, nhưng ánh sáng yếu quá, chàng không đọc được ngay. Stafford biết chắc chắn chàng chưa hề viết gì lên tờ
chương trình. Có nghĩa cô khán giả ngồi bên cạnh nói dối. Cô ta không đánh rơi
tờ chương trình của cô, mà chỉ hỏi mượn tờ của Stafford
để đánh tráo nó bằng tờ của cô, trên đó cô ta đã ghi sẵn những lời cần nói với
chàng. Lại một lần nữa, Stafford thấy không
khí bí mật và nguy hiểm. Lần thứ nhất là trên cầu Hungerford Bridge hôm qua,
khi người phụ nữ ngã giúi vào tay chàng chiếc phong bì đựng tấm vé nghe hòa nhạc,
và bây giờ đến thái độ im lặng của cô gái ngồi bên cạnh. Đã mấy lần Stafford liếc sang nhưng không lần nào bắt gặp luồng mắt
cô ta, phải chăng có người nào đó hiện có mặt ở quan sát theo dõi cô ta hoặc
chàng? Rất có thể. Dù sao cô ta cũng đã đáp lại lời nhắn của Stafford
đăng vặt. Chàng thầm nghĩ: hãy tạm bằng lòng với chừng này đã. Mặc dù trí tò mò
của Stafford chưa thỏa mãn, nhưng chàng cũng biết được rằng Daphné
Theodophanous – tức là Mary Ann, hiện đang có mặt ở London. Rất có thể trong một ngày gần đây,
chàng sẽ được biết nhiều hơn về nàng. Nhưng chàng phải để quyền chủ động cho
nàng và tuân theo lệnh của nàng như lần ở trong nhà ga sân bay Frankfurt.

Nghĩa
đến đây, Stafford cảm thấy cuộc sống của mình đã trở nên thú vị hơn, hấp dẫn
hơn, so với các kiểu hội nghị hội thảo nhạt nhẽo nối tiếp nhau trong cuộc đời
quan chức của chàng. Chẳng đã hai lần chàng bị ô tô muốn cán chết hay sao? Bây
giờ thì Stanfford tin chắc rằng sự lựa chọn của chàng ở sân bay Frankfurt là chính xác.

Stanfford
gấp tờ chương trình, nhét vào túi. Buổi hòa nhạc kết thúc.


gái ngồi bên cạnh chàng thở một hơi dài, nói:

"Ôi
chàng Ziegfried." (nhân vật chính trong vở nhạc kịch )

Nói
câu đó, cô gái không quay sang phía Stanfford, như thể cô tự nói với bản thân.

Bản
nhạc kết thúc là hành khúc Các ca sĩ lừng danh. Sau khi vỗ tay nồng nhiệt, khán
giả lục tục đứng lên ra về. Stafford đợi một
lát, nhưng cô gái ngồi cạnh chàng đã đi nhanh ra trước, biến mất vào đám đông
khán giả.

***

Về
đến nhà, Stafford cắm máy pha cà phê điện rồi
ngồi vào bàn giấy, mở tờ chương trình ra xem xét. Những nét bút chì không ra
con số hoặc chữ gì, không có vẻ là một lời nhắn, mà chỉ là những ký hiệu giống
như một dòng các nốt nhạc. Đột nhiên Stafford
sực nghĩ rất có thể tờ chương trình, chứa một mật thư và chỉ hiện ra nếu hơ nó
trên lửa. Chàng thận trọng đưa tờ giấy hơ gần lò sưởi điện, nhưng không thấy
gì. Chàng thở dài, đặt nó lên bàn.

Stafford cảm thấy một nỗi thất vọng rất dễ hiểu. Cả cuộc hẹn gặp nhau trên cầu
dưới trời mưa phùn lẫn cuộc gặp nhau trong Cung Festival Hall đều đẩy chàng vào
tư thế một kẻ im lặng bên một cô gái đẹp, người mà chàng rất khao khát được đề
ra một loạt câu hỏi... Cuối cùng Stafford đã
rút ra được điều gì?

Chẳng
được điều gì cả. Tuy nhiên rõ ràng Mary Ann đã bố trí hai cuộc gặp ấy. Nhằm mục
đích gì? Nếu như cô ta không định nói gì với Stafford,
cũng không đưa ra bàn việc gì thì tại sao cô ta lại đến?

Cặp
mắt Stafford chậm rãi lướt xung quanh căn
phòng, cuối cùng dừng lại ở ngăn đựng tiểu thuyết hình sự và truyện khoa học
viễn tưởng trong tủ sách. Chàng lơ đãng gật gù vẻ đăm chiêu. Stafford
thầm nghĩ, truyện hư cấu bao giờ cũng hấp dẫn hơn rất nhiều so với cuộc sống
thực: trong đó luôn có những xác chết, những cú điện thoại bí mật, những nữ
điệp viên xinh đẹp...

Tuy
nhiên Stafford cho rằng cô gái mấy lần ẩn hiện
trước mắt chàng hẳn chưa phải đã không còn liên quan gì đến chàng nữa. Vậy lần
sau, chàng quyết sẽ giành lấy thế chủ động. Stafford
quyết định, không để đối phương muốn làm gì thì làm.

Stafford uống đến tách cà phê thứ hai thì mắt chàng lại chĩa về phía tờ chương
trình. Chàng lơ đãng khẽ huýt sáo một câu nhạc quen thuộc. Stafford
chơi nhạc khá tốt và dễ dàng xướng âm các câu nhạc. Câu nhạc chàng đang huýt
sáo rõ ràng là rất quen.

Stafford bắt đầu mở các phong bì thư. Không có gì đặc biệt: một giấy mời của
đại sứ quán Hoa Kỳ, một thiếp mời của Phu nhân Athelhampton, giấy mời thứ ba là
của một tổ chức từ thiện. Rất muốn khước từ tất cả các buổi gặp gỡ ấy và muốn
tránh xa London một thời gian, Stafford
quyết định tuần tới sẽ đi thăm bà cụ Matilde, bà của chàng. Stafford
rất quý bà cụ mặc dù không đến thăm bà cụ luôn. Bà Matilde sống ở miền quê,
trong phần bên cánh của một tòa lâu đài rộng thênh thang bà được thừa kế của
ông nội bà. Tuy chỉ là "cánh bên" của tòa lâu đài nhưng vẫn rất rộng,
gồm một phòng khách to, một phòng ăn hình bầu dục chứa được hàng chục thực
khách, một gian bếp được trang bị lại theo kiểu hoàn toàn hiện đại, hai phòng
ngủ sang trọng cho khách đến thăm, và một phòng ngủ có kèm buồng tắm dành riêng
cho chủ nhân, bà Matilde. Cả phần còn lại của tòa lâu đài đồ sộ bị bỏ không,
chỉ được định kì quét dọn. Stafford rất gắn bó
tình cảm với tòa nhà này, vì thuở nhỏ, hè nào chàng cũng được về nghỉ tại đây.

Stafford
xúc động nhớ lại những bức họa quý giá từ triều đại Nữ hoàng Victoria treo trên tường, và cả những bức họa
khác, cổ xưa hơn, của nhiều danh họa những thế kỉ trước đó. Tuy nhiên một số
những bức họa đó đã bị bán mất để có thêm tiền cho gia đình chi dùng trong
những quãng thời gian khó khăn.


cụ Matilde sống hết sức thoải mái và bà cụ có tính thích nói. Bà cụ rất mừng rỡ
mỗi khi Stafford về thăm. Tuy nhiên chàng ngạc
nhiên sao lần này chàng lại đột nhiên thấy nóng lòng muốn về thăm bà cụ đến
thế. Nhất là chàng nhớ đến những bức họa kia, phải chăng vì trong số đó có bức
chân dung em gái chàng đã qua đời cách đây hai chục năm? Đúng thế, Stafford rất
muốn nhìn kỹ lại bức họa đó, xem cô Pamela kia có giống chút nào cô gái chàng
gặp ở Frankfurt không, cô gái đã ngẫu nhiên xuất hiện, làm đảo lộn cuộc sống
của chàng đến như vậy!

Stafford lại nhấc tờ chương trình lên và lơ đãng huýt sáo câu nhạc ghi trên đó.
Đột nhiên chàng nhận ra đó là câu nhạc chủ đạo trong vở nhạc kịch Ziegfried.
Chàng chợt nhớ câu cô gái kia nói lúc cuối cùng "Ôi, chàng Ziegfried!"
Lúc ấy cô ta nói như tự nói với bản thân, nhưng bây giờ Stafford
hiểu ra rằng đó là một câu gần như mật hiệu hoặc ám hiệu. "Chàng
Ziegfried'' hẳn có một nghĩa bóng nào đó. Nhưng là gì?

Stafford nhấc máy điện thoại gọi cho bà cụ Matilde.

CHƯƠNG SÁU

BỨC CHÂN DUNG MỘT "TIỂU THƯ"


cụ Matilde chăm chú ngắm nghía cháu:

-
Cháu đen đi nhiều đấy, Stafford. Chắc tại
không khí ở Malaysia, nếu
như vừa rồi quả thật cháu sang Malaysia.
Không phải Miến Điện hay Thái Lan đấy chứ? Bây giờ người ta đổi xoành xoạch tên
các quốc gia khiến bà chẳng còn hiểu đó là nước nào nữa. Lắm lúc bà cứ nghĩ, giá
nhân loại tổ chức cách nào để biến các chiến trường thành những sân đấu thể
thao và chỉ cho người ta đánh nhau bằng tay không, đấm đá nhau, hẳn sẽ không
gây chết chóc, thậm chí còn thú vị nữa… Khi đó có thể bán vé cho khách du lịch
đến xem ấy chứ. Bà cảm thấy chúng ta vẫn chưa biết thật ra "họ" muốn
cái gì.

Stafford đặt một cái hôn nhẹ lên bên má nhăn nheo của bà cụ rồi đáp:

-
Sáng kiến của bà độc đáo đấy. Và rất hay nữa! Bà vẫn khỏe chứ ạ?

-
Bà già quá rồi. Lúc nào cũng có thứ gì đó trục trặc trong người. Hết hen lại
khớp, lại họng, chẳng lúc nào yên. Nhưng cháu nói thật đi, cháu đến gặp bà có
chuyện gì vậy?

Stafford sững người trước câu hỏi bất ngờ và nói toạc ra như thế.

-
Lần nào đi xa về cháu chẳng đến thăm sức khỏe bà?

-
Cháu kéo ghế lại gần đây, hồi này tai bà nghe kém lắm. Nhưng bà thấy vẻ mặt
cháu rất khác mọi khi. Có chuyện gì vậy?

-
Tại da cháu bắt nắng miền Nam
đấy! Thì bà đã chẳng nhận xét lúc nãy rồi thôi?

-
Thôi đi! Bà nói "khác" không phải chỉ ở nước da! Cháu có chịu kể cho
bà nghe về một cô nào cháu mới gặp không đấy?

-
Một cô ạ?

-
Trước nay bà vẫn tin chắc rồi sẽ đến lúc cháu gặp một cô gái làm cháu không còn
bình thản được nữa. Khốn nỗi cháu lại đã quen kiểu tư duy phân tích lí lẽ này
nọ nhiều quá mất rồi.

-
Tại sao bà lại nói thế ạ?

-
Thì mọi người đều nhận xét về cháu như vậy mà. "Cậu ta không có vẻ nghiêm
túc thế nào ấy!"

Stafford bật cười, đồng thời đưa mắt nhìn quanh gian phòng.


cụ Matilde hỏi:

-
Cháu nhìn gì thế?

-
Cháu nhìn các bức họa của bà.

-
Ôi, bà cũng rất thích các bức họa ấy. Hầu hết các bức treo trong gian phòng này
đều thật sự đáng quý vì đó là những chân dung tổ tiên. Bà biết ngày nay người
ta không quan tâm đến tổ tiên nữa, nhưng bà thuộc lớp người cổ. Ra cháu nhìn
bức chân dung con Pamela.

-
Vâng, đúng thế. Hôm nọ đột nhiên cháu nghĩ đến cố ấy.

-
Sinh thời, nó giống cháu đến mức kì lạ, như thể hai đứa đẻ sinh đôi vậy. Nhưng
bà nghe nói trẻ sinh đôi khác giới thường không giống nhau kia mà, có phải thế
không?

-
Nếu vậy Shakespeare đã phạm sai lầm là sáng tạo ra hai nhân vật là anh em sinh
đôi: tiểu thư Viola và công tử Sebastian. (Hai nhân vật chính trong hài kịch
"Đêm thứ Mười Hai" - N.D)

-
Nhưng anh chị em ruột bình thường nhiều khi cũng giống nhau khủng khiếp, như
cháu và Pamela chẳng hạn.

-
Cháu và cô ấy giống nhau lắm ạ?

-
Về hình dạng bên ngoài, đúng thế. Bà luôn nghĩ rằng cả hai đứa cùng giống cụ tổ
bà Alexa.

-
Cháu không biết cụ.

-
Cụ bà là tổ bốn đời của cháu. Một nữ công tước Hunggari, hay nữ hầu tước, bà
cũng không nhớ. Cụ tổ ông bốn đời của cháu lúc ấy làm Sứ thần Triều đình vương
quốc Anh tại Vienne, kinh đô nước áo, gặp cụ tổ bà, thế là si mê.

-
Bà có bức chân dung cụ tổ bà Alexa không ạ?

-
Có đấy. Treo trên tường chỗ ngoặt cầu thang lên tầng hai.

-
Lúc nào lên phòng để ngủ, cháu phải ngắm một cái mới được.

-
Sao cháu không lên xem ngay bây giờ? Xem xong, cháu xuống đây kể bà nghe cảm
tưởng.

Stafford cười nói:

-
Vâng, nếu bà muốn thế.

Chàng
bước lên thang gác. Bức họa treo đúng vị trí bà cụ Matilde nói. Nhìn bức hoạ, Stafford chợt nhớ đã được nghe kể về nàng công tước tiểu
thư Hungari xinh đẹp đã theo cụ tổ bốn đời của chàng về Vương quốc Anh, lúc
nàng mới chỉ là một cô gái trẻ hai mươi tuổi. Stafford
còn nghe nói cụ tổ bà Alexa rất thông minh và can đảm, cưỡi ngựa giỏi, săn bắn
tài, cả khiêu vũ cũng tuyệt vời nữa. Bao nhiêu vương tôn công tử theo đuổi
nhưng nàng vẫn chung thủy với chồng, ông đi đâu bà cũng đi theo và họ có với
nhau ba hay bốn người con. Stafford và Pamela
chính đã thừa hưởng khuôn mặt của một trong mấy người con ấy. Thế là chàng thầm
nghĩ, cô gái đã bỏ thuốc ngủ vào cốc bia và mượn đi tấm áo măng tô của chàng
hôm ở Frankfurt rất giống Pamela, biết đâu cũng có họ hàng xa với chàng và là
cháu bốn hoặc năm đời của cụ tổ bà Alexa kia. Khả năng ấy rất có thể có.

Thấy
Stafford quay xuống, bà cụ Matilde hỏi ngay:

-
Cháu thấy thế nào? Một khuôn mặt rất có duyên đấy chứ?

-
Vâng, và rất đẹp.

-
Có duyên quan trọng hơn đẹp. Nhưng cháu chưa đến Hungari hoặc Áo bao giờ. Mà cô
gái cháu gặp ở Malaysia
thì không thể giống như cụ tổ bà Alexa được! Cụ tổ bà là một phụ nữ khác thường
về mọi phương diện. Cụ bà Alexa được hưởng một nền giáo dục hoàn hảo, nhưng
đồng thời tính tình lại hoang dã, dũng mãnh, không biết sợ cái gì bao giờ.

-
Do đâu bà biết nhiều về cụ tổ bà Alexa thế ạ?

-
Tất nhiên bà chỉ được nghe kể lại, vì bà ra đời sau khi cụ tổ bà Alexa đã mất
hàng mấy chục năm. Nhưng bà rất quan tâm đến cụ tổ bà ấy. Trong nhà bấy giờ
truyền tụng rất nhiều chuyện kì lạ về thời trẻ của cụ tổ bà Alexa.

-
Thế thái độ cụ tổ ông ra sao trước tính tình như vậy của cụ tổ bà Alexa?

-
Bà đoán là cụ tổ ông cũng khổ tâm lắm, nhưng vẫn tận tụy với vợ. Mà cháu đã đọc
cuốn Người tù nhân ở Zenda chưa?

- Cháu nghe cái tên đó quen quen.

- Đó là một trong những cuốn truyện đầu tiên đám
thiếu nữ cùng thời với bà được phép đọc. Tất nhiên đọc vào buổi chiều thôi,
buổi sáng thì không được.

- Quy tắc gì mà lạ vậy? Tại sao tiểu thuyết không
được đọc buổi sáng mà chỉ được đọc buổi chiều ạ?

- Thời bà, buổi sáng con gái phải lao động, như
tưới hoa, lau khung bằng bạc của các tấm ảnh, vân vân, tóm lại là hàng đống
công việc thuộc loại như vậy. Thường làm cùng với người quản gia. Nhưng buổi
chiều bọn bà được phép đọc truyện. Và "Người tù nhân ở Zenda" là một
trong những cuốn tiểu thuyết đầu tiên bọn bà được phép đọc.

- Một cuốn tiểu thuyết lành hiền, phải không ạ
thưa bà? Nếu cháu không nhớ lầm thì cuốn đó không đi quá sâu vào tình ái.

- Tất nhiên rồi. Hồi đó chưa có phong trào tiểu
thuyết dâm tình. Cuốn "Người tù nhân ở Zenda" rất thơ mộng, và tất cả
bọn bà hồi đó đều thầm yêu nhân vật Rudolf Rassendyll.

- Cháu có nhớ cả tên nhân vật ấy.

Bà cụ Matilde thở dài:

- Đến nay bà nhớ lại, vẫn còn thấy, cuốn tiểu
thuyết ấy vô cùng thơ mộng.

Stafford cười với bà cụ:

-
Bà vẫn còn đa cảm lắm.

-
Cháu nói đúng! Con gái thời nay không biết cách rung động. Chúng say mê nghe
người ta gảy đàn ghi ta hoặc hò hét một bài hát, nhưng chúng không biết xúc
động. Còn hồi ấy, bà không chỉ thầm yêu Rudolf Rassendyll mà bà còn thầm yêu
một nhân vật khác, giống hệt anh ta.

-
Ôi, cháu nhớ ra rồi: Vua xứ Ruritania! Rudolf yêu công chúa Flavia, người đã
đính ước chính thức với Vua xứ Ruritania. Đúng thế không ạ.?


cụ Matilde lại thở dài, mơ màng nói:

- Đúng
thế. Rudolf có mái tóc mầu hung, thừa hưởng của một trong số các bà tổ của
chàng, nữ công tước Amella. Và trong cuốn truyện, có một đoạn tả Rudolf ngắm
bức chân dung của nữ công tước kia. Ban nãy, lúc cháu rời khỏi đây bước trên
thang gác để ngắm bức chân dung kia, bà có cảm giác cháu y hệt chàng Rudolf.
Rồi bà còn nhận thấy cháu phát hiện ra bức chân dung ấy giống một cô nào đó.

-
Tại sao bà lại cho rằng bức chân dung làm cháu nghĩ đến một cô nào đó?

-
Cháu nên biết rằng phụ nữ rất dễ đoán ra động cơ thúc đẩy hành vi của nam giới.
Trong trường hợp của cháu, động cơ đó là lòng ham thích mạo hiểm. Nhưng bà nghĩ
rằng cháu sẽ không chịu lộ ra điều gì với bà đâu.

-
Cháu chẳng có điều gì để kể ra với bà cả.

-
Cháu nói dối rất khéo, Stafford. Nhưng chuyện
đó không quan trọng. Một hôm nào đó cháu sẽ dẫn cô ta đến gặp bà. Đó là điều bà
ước mong nhiều nhất trước khi các bác sĩ giết chết bà bằng một thứ kháng sinh
mới phát minh nào đó. Cháu không thể tưởng tượng nổi số lượng những viên thuốc
đủ loại màu sắc mà mấy ông lang băm ấy bắt bà nuốt.

-
Cháu không hiểu tại sao bà lại nghĩ đến một cô gái, thưa bà Matilde?

-
Không đúng sao? Bà cảm thấy lúc này có một cô gái trẻ đã len vào cuộc đời cháu.
Chỉ có điều bà chưa đoán được cháu đã gặp con bé ở đâu, trong trường hợp nào.
Tại Malaysia,
trong một hội nghị? Cô ta là con gái một ông đại sứ hay một ông bộ trưởng? Hay
nó là nữ bí thư xinh đẹp của một đại sứ quán nào đó? Không, bà cảm thấy mấy khả
năng ấy đều vô lý. Hay một phụ nữ cháu gặp trên tàu biển? Chắc không phải vì
cháu không đi tàu biển. Vậy thì trên máy bay chăng?

Stafford không ghìm được, buột miệng nói:

-
Bà quả là một thầy bói đại tài!

-
Hay cô ta là nhân viên phục vụ trên máy bay?

Stafford lắc đầu. Bà cụ Matilde nói:

-
Thôi được, cháu cứ giữ kín điều bí mật của cháu. Nhưng hãy tin rằng thế nào bà
cũng moi ra được. Bà rất thính với mọi chuyện gì liên quan chặt chẽ đến cháu.
Tất nhiên hiện nay bà đã xa lánh cuộc sống phù hoa, nhưng thỉnh thoảng bà vẫn
liên lạc với một số bạn già. Thế nào họ cũng để lộ ra những tin tức nào đó. Bởi
họ luôn quan tâm đến những gì diễn ra xung quanh họ. Nhất là hiện nay, mọi
người đang lo lắng cho tình trạng xã hội.

-
Bà định nói rằng hiện nay mọi người đang có một mối lo ngại chung, bao trùm?

-
Mối lo ngại này chủ yếu là của chính phủ, trước hết là của ông Bộ trưởng già
nua, mê muội của Bộ Ngoại giao. Bởi trên khắp thế giới đang diễn ra những sự
kiện không đáng diễn ra.

-
Hẳn bà nghĩ đến phong trào tuổi trẻ nổi loạn hiện nay?

-
Phong trào đó không chỉ có ở nước Anh chúng ta mà đã lan ra khắp thế giới.
Trong tất cả các quốc gia, có những kẻ đang kích động lớp trẻ, đề ra những khẩu
hiệu để chúng hô vang mặc dù không phải bao giờ chúng cũng thấy được ý nghĩa
của những khẩu hiệu đó. Mà muốn phát động một cuộc cách mạng, không gì dễ bằng
sử dụng phương pháp đó, bởi lớp trẻ luôn hiếu động và dễ nổi loạn. Chúng muốn
phá hủy mọi thứ hiện tại để xây dựng một xã hội mới, nhưng chúng mù quáng.
Chúng dường như đeo một dải băng che kín mắt rồi cứ để yên cho người ta dắt
chúng đi. Cứ tình hình này thì rồi sẽ dẫn đến đâu? Lúc mở mắt ra lớp trẻ sẽ nhìn
thấy gì? Nhất là chúng nhận ra những người dắt chúng đi là những kẻ nào? Chính
đó là điều đáng sợ. Cháu thấy không, Stafford? Lúc nào thời nào cũng có những
kẻ cầm củ cà rốt để dụ con lừa đi theo chúng, và sau con lừa còn có những kẻ
dùng cây gậy nữa chứ!

-
Những cảnh tượng bà vừa miêu tả phải chăng chỉ là những ảo ảnh hãi hùng?

-
Đó cũng chính là những điều người ta thường miêu tả mỗi khi nói đến lớp thanh
thiếu niên của Hitler. Nhưng thời nay, người ta còn thấy cả một kế hoạch được
thai nghén ngấm ngầm trong nhiều năm nay tại nhiều quốc gia, nhằm ủng hộ những
"siêu nhân", những người con tận tụy của dân tộc Đức. Hitler đã chết,
nhưng ngày nay đang có một số kẻ mưu đồ tiếp tục giấc mộng của hắn. Hiện đang
có nguy cơ một số kẻ điên rồ ấy xuất hiện và hoành hành.

-
Bà nghĩ đến những kẻ nào vậy? Họ nằm ở đâu, Nga hay Trung Quốc chăng?

-
Không. Hai cường quốc đó hiện đang lúng túng và không có khả năng ấy. Bà chưa
biết lực lượng đó nằm ở đâu, nhưng bà tin chắc chắn rằng lực lượng đó đang ngấm
ngầm hoạt động cùng một lúc tại nhiều quốc gia trên thế giới.

-
Nhận định của bà quả là đáng chú ý.

-
Nói đáng sợ thì đúng hơn. Lịch sử luôn lặp lại, Stafford.
Và lâu lâu lại xuất hiện một nhân vật kiểu "siêu nhân" như vậy đấy.


cụ Matilde im lặng một lát rồi nói tiếp:

-
Vẫn cái tư tưởng xưa cũ ấy. "Người hùng Ziegfried"!

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3