Sổ tay phát triển của trẻ - Chương 27
Các từ thô tục, chửi thề
Trẻ 4 tuổi thường học và nhớ các từ thô tục, chửi thề từ các anh chị hay người lớn. Điều đáng quan tâm chính là xu hướng sử dụng ngôn ngữ của trẻ mà người lớn không chấp nhận được lại chính là sự bắt chước người lớn mà ra. Khi cha mẹ tỏ thái độ lo lắng, khó chịu bằng việc mắng mỏ hay trừng phạt, trẻ sẽ chọn những từ ngữ đó để nói lại với người lớn tuy chưa hiểu được ý nghĩa của chúng. Cách giải quyết tốt nhất là tỏ ra bình thường, không nên trừng phạt hay mắng trẻ mà hãy giải thích cho trẻ hiểu rằng không ai thích nghe những từ ngữ thô tục đó cả.
Ðặt câu hỏi về giới tính
Trẻ độ tuổi này có thể hỏi những câu như “Con được sinh ra từ đâu?”, “Tại sao con không có chim?”... Việc cha mẹ sẽ trả lời như thế nào phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ và từng loại câu hỏi. Một số trẻ 4 tuổi thường nghĩ rằng trẻ được sinh ra từ rốn của mẹ. Tốt nhất cha mẹ nên trẻ lời một cách đơn giản và đúng với sự thật nhất.
Nếu cha mẹ không thoải mái và tỏ ra khó chịu khi trả lời câu hỏi, trẻ sẽ tiếp nhận thông tin rằng có điều gì đó không tốt về giới tính. Vì vậy, bạn hãy tìm hiểu trước xem bạn có đủ thông tin để trả lời câu hỏi với một thái độ thoải mái hay không. Nếu bạn không thấy thoải mái, hãy xin ý kiến của bác sĩ hoặc những chuyên gia nghiên cứu về tâm lý trẻ nhỏ, tìm đọc những cuốn sách và tài liệu liên quan đến giới tính học dành cho các bậc cha mẹ có con ở các độ tuổi khác nhau để nói chuyện cho trẻ hiểu.
Nói chuyện với trẻ
về giới tính
1. Bạn phải nhớ 3 nguyên tắc sau để trả lời
những câu hỏi về giới tính của trẻ:
• Bạn nên vui vì con đặt những câu hỏi về
giới tính với bạn. Bởi nếu trẻ không hỏi bạn hoặc bạn không trả lời một cách phù
hợp hoặc khách quan, chắc chắn trẻ sẽ tìm câu trả lời (rất đáng lo ngại) ở nơi khác
và với người khác.
• Dùng những từ chính xác khi dạy trẻ về
các bộ phận trên cơ thể (tất cả các bộ phận). Bởi vì đây chính là kiến thức nền
tảng sẽ theo trẻ suốt đời và bạn hãy coi đây là cơ hội để dạy cho trẻ biết về những
vùng trên cơ thể phải bị cấm, không được cho ai chạm vào vì có thể dẫn đến những
hành động xâm hại tới trẻ.
• Ban đầu bạn có thể cảm thấy hơi xấu hổ
và không thoải mái khi trả lời những câu hỏi liên quan đến giới tính của trẻ. Nhưng
không sao, chỉ cần một thời gian là bạn sẽ quen và cũng không nên nghĩ ngợi nhiều
nếu câu trả lời đầu tiên của bạn chưa được hoàn hảo. Bạn có thể giải thích và trò
chuyện với trẻ về vấn đề giới tính vào dịp khác.
2. Hãy trả lời ngắn gọn, đúng sự thực với
trạng thái bình tĩnh và coi đó là chuyện bình thường. Bạn hãy lưu ý rằng những phản
ứng như sắc mặt và giọng nói nghiêm nghị, mắng mỏ hoặc chế nhạo những câu hỏi của
trẻ có thể khiến trẻ không nói chuyện với bạn về vấn đề này nữa.
3. Cha mẹ nên tìm đọc những cuốn sách về
giới tính để có những kiến thức cơ bản, và tìm mua những cuốn sách dạy về giới tính
cho trẻ nhỏ để đọc cho trẻ nghe. Đây là một cách cung cấp kiến thức về giới tính
học vốn thay đổi theo độ tuổi của trẻ và còn giúp cho cha mẹ cảm thấy bớt ngại ngùng
khi nghĩ đến việc bắt đầu nói về vấn đề giới tính với con. Hiện nay trên thị trường
có rất nhiều loại sách ảnh dạy về giới tính cho trẻ nhỏ rất bổ ích.
Những ví dụ hỏi đáp
về giới tính
Sau đây là ví dụ những câu hỏi đáp về giới
tính giữa cha mẹ và trẻ đang trong độ tuổi tò mò để cho các bậc cha mẹ có thể đọc
và ứng dụng:
Ví dụ thứ nhất:
Hỏi: Con được sinh ra từ đâu ạ?
Đáp: Các con được sinh ra từ sự phối hợp
giữa tinh trùng của cha và trứng của mẹ.
Hỏi: Chúng phối hợp với nhau như thế nào
ạ?
Đáp: Chúng gặp nhau khi cha mẹ yêu nhau và
vì yêu mà ôm nhau đấy con ạ.
Ví dụ thứ hai:
Hỏi: Tại sao em lại chui vào ở trong bụng
mẹ được ạ?
Đáp: Trước đây con cũng ở trong bụng mẹ đấy.
Khi cha mẹ yêu thương nhau, cha mẹ sẽ có con, con sẽ nằm trong bụng mẹ, sau đó con
sẽ lớn dần dần và chui ra bên ngoài.
Ví dụ thứ ba:
Hỏi: Đây là cái gì hả bố? (chỉ vào bộ phận
sinh dục của mình).
Đáp: Cái này gọi là “chim” hay còn gọi là
bộ phận sinh dục nam.
Hỏi: Thế của em gọi là cái gì ạ? Tại sao
lại không giống của con ạ?
Đáp: Bởi vì em là con
gái. Con gái và con trai không giống nhau nên bộ phận sinh dục cũng khác nhau, của
em con gọi là “bướm” hay còn gọi là bộ phận sinh dục nữ.
Phát triển về trò
chơi
Bé trai và bé gái ở
độ tuổi này đã bắt đầu tự chơi một mình, khi chơi sẽ giả vờ đóng các vai khác nhau.
Khi chơi với bạn, trẻ đã biết phải nhẹ nhàng, lịch sự, phải kiên nhẫn với các bạn
vốn có tính cách khác nhau và phải tôn trọng mong muốn của người khác. Các bé biết
rằng bản thân có thể trở thành trưởng nhóm hoặc là thành viên trong nhóm và trẻ
cũng dễ dàng thay đổi vai trò này với nhau. Đây chính là kết quả của việc chơi.
Trẻ ở độ tuổi này phát
triển các kỹ năng mà sử dụng đến đôi tay rất nhiều và có thể tạo được rất nhiều
đồ vật khác nhau như ghép thành các hình khác nhau, ghép tranh và những đồ chơi
khác cần sự lắp ghép. Trẻ thích chơi các trò chơi cần sử dụng đến đôi bàn tay như
tô màu, nặn đất nặn, dùng dây để uốn thành các hình thù khác nhau và tạo các đồ
vật đơn giản từ gỗ….
Điều mà cha mẹ nên cẩn
thận, không nên để xảy ra là: Nếu trẻ cảm thấy hoặc nhận ra rằng sự cố gắng của
bản thân không đáp ứng được sự mong muốn của người lớn, trẻ sẽ dừng sự cố gắng làm
những việc mới ngay lập tức. Một số trẻ có thể sẽ dồn nén những cảm xúc này sâu
trong lòng đến mức có thể trở thành điểm yếu về sau.
BIỂU ÐỒ PHÁT TRIỂN
CỦA TRẺ 4 - 5 TUỔI
Phát triển về thể
chất
Các phần cơ lớn
• Nhảy lò cò một chân
được khoảng 4 - 6 bước;
• Chạy, lăn, trèo lên
cầu thang và trèo lên cây;
• Thích quay người,
quăng người và nhào lộn;
• Nhảy từ độ cao 60
centimét rồi tiếp đất bằng cả hai chân;
• Dùng tay bắt bóng rất tốt, không còn dùng đến cánh tay nữa;
• Bước đổi chân lên
xuống cầu thang một cách thành thạo;
• Đạp xe đạp ba bánh và có thể quay xe, rẽ sang trái, sang phải.
Các phần cơ nhỏ
• Dùng kéo thuần thục,
có thể cắt giấy theo đường thẳng;
• Vẽ tranh người chỉ
có đầu, tay, chân, thân và khi được 4,5 tuổi, trẻ có thể biết vẽ thêm tóc, tai,
bàn tay, bàn chân;
• Tô được những chữ
đơn giản;
• Xâu hạt cườm thành
chuỗi vòng được, nhưng vẫn chưa thể xâu được kim.
Phát triển về ngôn
ngữ
• Nhớ được tên, họ và
địa chỉ của gia đình;
• Biết được giới tính
của bản thân;
• Đã biết đặt câu có
từ 5 - 6 từ;
• Thích hỏi những câu
hỏi như “Thế nào?”, “Khi nào?”… và hỏi ý nghĩa của các từ;
• Nghĩ ra những từ mới
để đối chất với người lớn;
• Nhầm lẫn giữa những
chuyện có thật với những câu chuyện kể trong truyện dành cho trẻ em;
• Thích những câu chuyện
hài, chuyện vui và những ngôn ngữ lạ.
Phát triển về mặt
xã hội
• Hiểu được sự cần thiết
của việc “cho” và “nhận”;
• Phản ứng lại những
quy định được đặt ra;
• Thích được chơi thành
nhóm và đã biết tập hợp lại thành nhóm nhiều hơn, biết ganh đua giữa các nhóm với
nhau;
• Thích nói thì thầm
và có những điều bí mật;
• Thích chơi với trẻ
con hơn người lớn;
• Thích chơi trò giả
tưởng.
Phát triển về trí
tuệ
• Đếm từ 1 - 3 một cách
chính xác;
• Nhớ được các số từ
1 - 30;
• Xếp các hình từ to
tới nhỏ được khoảng năm kích cỡ khác nhau;
• Nói chính xác cái nào to nhất, dài nhất trong số ba đồ vật;
• Nói được tên màu và phân biệt các nhóm màu sắc với nhau;
• Phân biệt được sự
khác nhau giữa đường thẳng đứng và các đường nằm ngang;
• Đã biết sử dụng những
từ chỉ vị trí như phía trước, phía sau, bên dưới, bên trên, bên trong, bên ngoài…;
• Hiểu rõ hơn về kích
cỡ;
• Hiểu hơn về thời gian,
đã biết phân biệt các khái niệm: ngày, tháng, phút, thời gian đi ngủ…;
• Là người giỏi quan
sát, đặc biệt là những việc mà bản thân được tham gia.
Phát triển về mặt
tâm sinh lý
• Nhạy cảm trước những
từ ngữ khen, chê;
• Thích vượt ra ngoài
những quy tắc;
• Thích nói lớn tiếng,
thích nói quá, thích khoe khoang;
• Thích mút ngón tay
cái khi đi ngủ;
• Các bé trai thường
thích sờ vào bộ phận sinh dục những khi có chuyện bực bội;
• Quan tâm đến chuyện
kết hôn;
• Thích hỏi là trẻ được
sinh ra như thế nào, thích thắc mắc rằng có việc mua bán trẻ em được không;
• Bắt đầu biết phân
biệt “những điều tốt” với “những điều xấu”.
Phát triển về việc
chơi
• Thích đi chơi bên
ngoài;
• Thích nghịch cát,
nghịch nước;
• Thích xây dựng, nối,
ghép hình, ghép tranh;
• Thích mặc quần áo của người lớn và chơi trò chơi giả tưởng;
• Thích tô màu bằng
các đầu ngón tay, nặn đất nặn;
• Thích chơi mô hình
nhà và búp bê.
Phát triển riêng
theo lứa tuổi
• Tự rửa tay, rửa mặt
và đánh răng, nhưng người lớn vẫn phải chăm sóc;
• Quan tâm đến nhà vệ
sinh và các hoạt động trong nhà vệ sinh của người khác; muốn có sự riêng tư;
• Phần lớn sẽ không
đái dầm vào ban ngày, nhưng đôi khi trẻ không thể nhịn được hoặc không kịp nói trước;
• Phần lớn sẽ không
tiểu tiện ướt chỗ ngủ;
• Sẽ đi vệ sinh sau
bữa sáng hoặc bữa trưa;
• Trẻ 4,5 - 5 tuổi đã
tự ăn cơm giỏi hơn;
• Tự biết cởi và mặc
quần áo;
• Một số trẻ đã tự biết
buộc dây giầy.