Sổ tay phát triển của trẻ - Chương 22
BIỂU ÐỒ PHÁT TRIỂN
CỦA TRẺ TRONG THÁNG THỨ 22
Phát triển về thể
chất
Các phần cơ lớn
• Trẻ có rất nhiều hoạt
động vui chơi để kiểm nghiệm khả năng của phần cơ lớn liên quan tới tốc độ như chạy,
đi, trèo leo thật nhanh;
• Nhảy tiếp đất bằng hai chân từ bậc thứ nhất của cầu thang;
• Đi giỏi, chạy giỏi
và thành thạo hơn trước rất nhiều;
• Đi lên, đi xuống được
cầu thang với một tay bám vào lan can hoặc có người dắt, nhưng vẫn chưa thể bước
đổi chân khi xuống được;
• Đi được xe đạp ba
bánh loại nhỏ, biết lôi hoặc kéo các đồ chơi hay những chiếc hộp qua lại trên sàn;
• Đang ngồi có thể đứng
lên một cách dễ dàng;
• Đá trúng quả bóng
lớn mà không bị ngã.
Các phần cơ nhỏ
• Chơi trò xếp hình
được 6 tầng;
• Có thể sâu được những
hạt cườm to lại với nhau.
Phát triển về ngôn
ngữ
• Khi muốn lấy vật gì
đã biết nói tên của đồ vật đó;
• Thích nghe những câu truyện cổ tích đơn giản, ngắn gọn;
• Biết dùng những câu
hỏi dễ, có một đến hai từ để hỏi tên của các đồ vật;
• Trong khi nói có thể
ghép được hai từ với nhau;
• Khi hỏi rằng “Miệng
đâu?” sẽ chỉ vào miệng hoặc há miệng ra;
• Chú ý các loại âm
thanh và các từ được lặp đi lặp lại;
• Bắt chước giọng nói
của người lớn và biết nói theo.
Phát triển về tâm
sinh lý
• Có ý thức về sự sở
hữu nhiều hơn;
• Đã biết thể hiện tình yêu với cha mẹ hoặc những người thân;
• Dễ bị tủi thân hoặc
hay bị tác động về tâm lý;
• Biết rằng bản thân
không giống với người khác vì có tên gọi riêng;
• Đã biết xưng tên;
• Thích thử những điểm
hạn chế trong đó có cả quyền và khả năng của bản thân.
Phát triển về mặt
xã hội
• Nếu bị bỏ lại một
mình sẽ cố gắng tìm người lớn;
• Thu hút sự chú ý từ
người khác;
• Phát hiện ra rằng
việc dùng lời nói có thể thu hút được sự chú ý của mọi người trong gia đình;
• Thích theo dõi những
hành động của người lớn;
• Sẽ tiến tới nếu có
người gọi;
• Thích giúp làm việc
nhà;
• Công nhận hoặc đáp
ứng nhiều hơn mong muốn của người lớn.
Phát triển về nhận
thức và khả năng của các giác quan
• Vẽ được góc vuông
theo mẫu, nhưng chưa chính xác;
• Thích xin bút chì
để vẽ;
• Biết đút thanh gỗ
vào tấm bảng đã đục sẵn lỗ nhưng vẫn phải có người giúp đỡ;
• Thích ghép hình sau
đó phá hỏng; lục đồ, cầm, bóp, xoa, tiếp xúc với các đồ vật;
• Chú ý học hỏi mọi
sự vật;
• Thích xem tranh ảnh trong sách và biết giở từng trang sách;
• Đôi khi thể hiện cho
người khác thấy được sự vui mừng, có khiếu hài hước;
• Thích nghe các bài hát ru, đôi khi còn nghêu ngao hát theo.
Trò chơi và đồ chơi
• Có thể chơi một mình
được khá lâu, nhưng phải có người lớn ở bên cạnh;
• Thích lấy những miếng
xếp hình xếp thành hàng dài hoặc đôi khi sẽ xếp chồng lên nhau;
• Thích trò đào bới
đất cát;
• Biết xếp vòng vào
chân đế;
• Tập trung hơn khi
chơi;
• Rất nhiệt tình cho
người khác đồ chơi, rất thích thú với các trò chơi;
• Thích khoe khả năng
trong việc chơi các trò giả tưởng;
• Thích ném bóng;
• Bắt chước được một
số trò chơi của các anh chị.
Lịch trình hàng ngày
• Thích bóc các gói
bánh, các hộp đựng đồ;
• Cất các đồ đạc vào
chỗ cũ (nếu có người nói);
• Cầm cốc uống nước
bằng 1 tay và cất cốc vào chỗ cũ;
• Cởi được hầu hết các
loại quần áo;
• Tự mặc được quần áo;
• Dùng thìa thành thạo,
tự đi được giày dép nhưng vẫn chưa biết buộc dây, đóng cúc;
• Tự rửa tay, lau tay
nhưng vẫn phải có người giúp.
• Khi đói đã biết bảo;
• Thông báo khi muốn
đi đại tiện.
THÁNG THỨ 23
Bận rộn suốt ngày
Nhìn chung, những phát
triển chung của trẻ 23 tháng tuổi không có gì khác biệt nhiều so với trẻ 22 tháng
tuổi. Trẻ vẫn yêu thích khám phá và là một nhà thám hiểm tí hon. Ngoài ra trẻ cũng
rất hứng thú với việc bắt chước lời nói và sử dụng lời nói. Từ 18 đến 23 tháng tuổi
là độ tuổi mà trẻ có động lực thúc đẩy ý thức tự lập từ bên trong và muốn tự mình
làm mọi việc.
Các phát triển chung
• Hoạt động cơ thể không
biết mệt mỏi. Mặc dù trẻ đã có thể điều khiển được các cơ bắp lớn tương đối tốt,
có thể đi sang ngang, đi giật lùi; có thể chạy một cách thành thạo nhưng vẫn chưa
thể chạy và dừng lại một cách đột ngột được; có thể trèo lên, trèo xuống cầu thang
được một mình nhưng vẫn chưa thể bước đổi chân được. Trẻ có thể cầm quả bóng ném
trúng vào rổ, cố gắng đi kiễng chân, thích ngồi ăn cơm ở bàn ăn với mọi người, cầm
cốc nước lên uống rồi đặt chiếc cốc lên bàn và quan trọng là trẻ có thể tự trèo
ra ngoài cũi được nên cha mẹ phải ngăn chặn việc này bằng cách điều chỉnh độ cao
giường ngủ của trẻ không quá cao và xung quanh giường không nên để những vật có
thể gây nguy hiểm cho trẻ.
• Mắt và tay phối hợp hoạt động với nhau rất tốt. Trẻ có thể xếp hình được 6
tầng, lật được từng trang sách, nghiêng hoặc cúi người để nhặt đồ vật nhỏ nằm dưới
sàn một cách thành thạo. Khả năng này của trẻ được thể hiện qua việc khám phá mọi
đồ đạc nằm trong tầm mắt và còn được thể hiện qua việc nhận biết màu sắc, cầm bút
chì để vẽ, qua việc thả các khối hình nhỏ vào đúng ô, ném máy bay giấy hoặc máy
bay đồ chơi về phía mình thích, hoặc ngay cả việc ngồi làm hết việc này đến việc
khác rất khó đến nỗi mẹ không thể ngờ tới.
• Cố gắng nói thành
câu gồm 3 - 4 từ ghép lại với nhau. Nếu nhìn thấy đồ vật gì lạ trẻ sẽ thường yêu
cầu mẹ nói xem đó là cái gì. Trẻ hay để ý đến tên của người, động vật, đồ vật, thích
tranh ảnh, sách ảnh và thích nói chuyện điện thoại.
• Biết việc làm là đúng hay sai. Trẻ từ 16 đến 24 tháng tuổi chưa thể tự quyết
định được rằng việc mà trẻ làm là đúng hay sai. Nhưng trẻ sẽ biết được hành vi mà
trẻ vừa làm đúng hay sai thông qua thái độ của người lớn ra sao và nếu làm gì sai
trẻ cũng chỉ biết xấu hổ và buồn khi có mặt người lớn ở đó mà thôi.
• Thích chạy, nhảy,
ném, trèo, leo, lăn lộn trên bãi cỏ để thử nghiệm hoạt động di chuyển của bản thân.
Đây là độ tuổi phù hợp để tạo thói quen yêu thích tập thể dục cho trẻ để trẻ có
thể thực hiện thường xuyên từ nhỏ tới lớn.
• Rất thích nước, nhìn
thấy nước ở đâu trẻ cũng muốn sà xuống để nghịch. Việc thích nghịch nước khiến trẻ
muốn khám phá xem nước có những đặc tính gì bằng cách ném các đồ vật xuống nước
và xem xem thứ gì sẽ chìm, nổi hay hòa tan vào nước.
• Nếu có anh, chị, sẽ
rất quấn quýt các anh, chị. Trẻ 23 tháng tuổi vừa muốn và cố gắng thân thiết với
anh chị, dù là anh trai hay chị gái, trẻ cũng sẽ bám theo cả ngày, cố gắng nói,
bắt chước làm theo mọi việc mà anh chị mình làm. Nhưng nếu trẻ và anh chị của mình
cách nhau hơn 3 - 6 tuổi, mẹ nên thu hẹp khoảng cách về độ tuổi giữa trẻ với anh
chị bằng cách nói với anh hay chị rằng: “Em còn bé, nhưng em rất yêu anh/chị và
muốn thế này…” và nói với em rằng: “Anh/chị con lớn rồi, đôi khi sẽ hơi khó chịu
với trẻ nhỏ tuổi hơn nhưng anh/chị con rất yêu con đấy”.
• Thích ngửi. Trẻ thích
hái các loại hoa để ngửi, nhiều khi cũng không phải để ngửi thực sự mà trẻ chỉ thích
hái và muốn bắt chước theo người lớn. Trẻ vẫn chưa hiểu được rằng những bông hoa
trong công viên không được phép hái, các bông hoa ở cửa hàng cũng không thể tùy
tiện lấy ra mà ngửi được. Ai có mắng gì trẻ cũng chưa thể hiểu. Các mẹ nên tận dụng
cơ hội trẻ thích ngửi này để dạy về các loại mùi như cho trẻ ngửi các mùi khác nhau
rồi yêu cầu trẻ đoán xem đó là mùi gì.
• Sợ hãi nhiều hơn.
Khi có thể tưởng tượng nhiều hơn, trẻ cũng sợ cái này, sợ cái kia nhiều hơn. Cách
tốt nhất để giải quyết là bạn hãy rủ trẻ chơi trò giả tưởng hoặc biến sự sợ hãi
của trẻ thành một điều thú vị, không nên bắt trẻ phải đối mặt với những đồ vật đáng
sợ đó.
• Thích xây dựng và
sáng tạo, từ việc xếp hình, nghịch đất cát hoặc nặn đất thành các hình thù khác
nhau. Trẻ cũng thích sáng tạo, biến cái này, cái kia thành đồ chơi một cách thú
vị và tự hào về việc làm của mình. Nếu bạn tỏ thái độ khen ngợi hành động của trẻ
một cách nghiêm túc cũng là một cách giúp cho trẻ tự tin và tôn trọng bản thân.
Giúp trẻ tách khỏi
mẹ
Khi sắp tròn 2 tuổi,
trẻ bắt đầu nhận ra rằng bản thân trẻ không giống với người khác và có những điểm
riêng biệt, ngoài ra trẻ còn thích tự lập. Tình trạng này khiến trẻ cảm thấy rất
bực bội và bị xáo trộn. Bởi từ khi được sinh ra, người mà trẻ quấn quýt nhất là
mẹ. Nếu các mẹ đặt ra cho trẻ được những điều kiện phù hợp, tạo được mối quan hệ
tốt với trẻ, trẻ sẽ đón nhận được tình trạng này và nhanh chóng thích nghi. Đặc
biệt nếu trẻ tin tưởng vào tình yêu của cha mẹ dành cho trẻ, biết mẹ không bao giờ
rời xa trẻ, trẻ sẽ tự tin để bước vào các giai đoạn phát triển tiếp theo một cách
vui vẻ.
Cách xử lý việc trẻ
nghiện chăn, búp bê hay gối
Martin Back và Judy
Bornal, hai nhà tâm lý học người Mỹ đưa ra gợi ý rằng: “Nếu trẻ nghiện chăn, các
mẹ hãy lợi dụng những lúc trẻ không để ý dùng kim để khâu rúm ró lại với nhau để
khi trẻ ôm trẻ không còn cảm thấy thoải mái nữa. Hoặc nếu mẹ nào không đủ dũng cảm
để làm những việc này thì hãy chờ cho đến khi trẻ đủ 2,5 tuổi, khi đó một đồ vật
nào đó của trẻ bị mất đi trẻ cũng không còn khóc lóc hoặc coi là vấn đề lớn nữa.
Trẻ vẫn sợ mình bị bỏ
rơi. Vì vậy, có thể thấy rằng trẻ trong độ tuổi này thường thực hiện rất nghiêm
ngặt những hoạt động hàng ngày như trước khi đi ngủ phải được nghe mẹ đọc truyện,
hát ru, thơm vào má và phải có một vật nào đó để ôm cho ấm áp như chăn, gối và gấu
bông. Nếu không được đáp ứng như vậy, trẻ sẽ không chấp nhận nghe lời giải thích
và sẽ khóc lóc, kêu gào nếu những đồ vật dùng để ôm của trẻ bị biến mất.
Nhiều bà mẹ có lẽ đã
từng nghĩ rằng trẻ trong độ tuổi này là đã đủ lớn để không nghiện chăn, nghiện gối
nữa, nhưng vẫn không thể tìm được cách nào nhẹ nhàng nhất để cai cho trẻ. Vấn đề
này không có gì khó.
Những khả năng mới
Trẻ là chúa tể của việc
lục lọi, hay để ý, ghi nhớ, có thể để ý biết được đồ vật này là cái gì, đồ vật nào
bị hư hỏng, bị mất, ai có những biểu hiện khác lạ so với trước. Khi trẻ được ngồi
xe đi chơi hoặc được đi dạo bên ngoài, trẻ sẽ ghi nhớ từng chi tiết và nhớ được
tên của chúng. Trẻ sẽ thường xuyên nói tên sự vật đó cho dù không nằm trong tầm
mắt hoặc đã qua nhiều ngày đi chăng nữa.
Lúc này trẻ tự ngồi
chơi được khá lâu. Trẻ thích ngồi mở sách để tìm những hình ảnh quen thuộc, cố gắng
nhớ lại tên các sự vật mà mình đã từng được thấy, cố gắng kết nối những hình ảnh
mới lạ với những điều mà trẻ từng biết như khi nhìn thấy hình của con bò thì có
thế gọi là “chó”. Nếu gặp trường hợp tương tự các mẹ nên nhanh chóng nói với trẻ
rằng “Đây là con bò chứ không phải con chó, con bò kêu bò bò”, sau đó cùng trẻ tìm
hình ảnh của chó.
Ngoài ra, trẻ còn có
trí nhớ tuyệt vời. Trẻ sẽ nhớ được hết rằng đồ vật nào đặt ở đâu, đã từng giấu gói
bánh chỗ nào hoặc ai quên cái gì, ở đâu trẻ sẽ nhớ và tìm ra được hết. Trẻ thích
xây dựng, thích sáng tạo đặc biệt là chơi xếp hình, nghịch đất cát, muốn nặn đất
cát thành các hình thù khác nhau, nghĩ ra việc lấy cái này cái kia để làm đồ chơi
và có thể ghép được bức tranh có 3 - 4 miếng ghép.
Kỹ năng ngôn ngữ
Đây là lứa tuổi mà trẻ
rất thích trao đổi. Nếu không ngủ trẻ sẽ nói liên tục bởi trẻ cảm thấy việc biết
nói, biết giao tiếp vô cùng quan trọng. Trẻ muốn nói với ai cũng được, cần gì, không
thích gì cũng nói ra được. Ngoài việc trẻ biết thêm được nhiều từ hơn, trẻ còn biết
được về đặc điểm của đồ vật đó, có tác dụng ra sao, có ích hay không có ích tới
mức nào.
Bởi vậy, cha mẹ chính
là kho ngôn ngữ rất quan trọng và là nhu cầu của trẻ. Một nguyên tắc cơ bản cho
các bậc cha mẹ nào muốn con mình phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ một cách tốt
nhất là: Hãy nói với trẻ càng nhiều càng tốt, nói chậm rãi, rõ ràng bằng những câu
dễ hiểu về những sự việc đã, đang và sẽ diễn ra… trẻ sẽ hiểu được về quá khứ, hiện
tại và tương lai. Cố gắng tạo điều kiện cho trẻ được nói ở mức tối đa, khi trẻ nói
nên chú ý lắng nghe và trả lời trẻ.
Nghe cũng là một việc
hết sức quan trọng, bạn nên khuyến khích trẻ nghe những âm thanh ở cả trong và ngoài
nhà, chơi trò nghe và đoán xem đó là âm thanh gì và phát ra từ đâu, cho trẻ nghe
tiếng nói chuyện qua điện thoại.
Sự tự tin và tôn
trọng bản thân
Việc thừa nhận ý thức cá nhân của trẻ, thừa nhận hành vi và sự phát triển, việc
để trẻ tự làm, tư duy, sáng tạo,… khiến trẻ tự hào về khả năng của mình. Cha mẹ
nên khen ngợi thật lòng trước những việc mà trẻ làm sẽ góp phần tạo nên sự tự tin
và tôn trọng bản thân của trẻ. Từ 1 - 3 tuổi là khoảng thời gian hình thành tính
cách và cá tính của trẻ. Vì vậy mối quan hệ giữa cha mẹ và trẻ là một yếu tố rất
quan trọng và cần thiết đối với việc tạo cho trẻ sự tự tin và tôn trọng vào bản
thân mình.
BIỂU ÐỒ PHÁT TRIỂN
CỦA TRẺ TRONG THÁNG THỨ 23
Phát triển về thể
chất
Các phần cơ lớn
• Có thể ném quả bóng
trúng vào rổ;
• Tự đi lên, đi xuống
cầu thang nhưng vẫn chưa thể bước đổi chân được;
• Cúi hoặc nghiêng người
để nhặt đồ vật dưới sàn mà không bị ngã;
• Đứng kiễng chân được
trong giây lát;
• Chạy giỏi hơn, giai
đoạn này trẻ thích chạy hơn đi;
• Có thể bật nhảy tại
chỗ bằng cả hai chân, có thể đạp được xe đạp ba bánh loại nhỏ;
• Có thể đứng lên một tấm ván nhỏ được bằng cả hai chân.
Các phần cơ nhỏ
• Đã có thể xâu những
hạt cườm to lại với nhau;
• Có thể chơi trò xếp
hình được 6 tầng hoặc nhiều hơn.
Phát triển về ngôn
ngữ
• Nói được rõ ràng khoảng
20 từ;
• Khi trẻ đói hoặc khát
nước đã biết nói với cha mẹ;
• Ghép hai từ với nhau
thành một câu ngắn gọn;
• Thích nghe đọc thơ,
các bài ca dao, đồng dao;
• Biết tên của ba đến
năm bộ phận trên cơ thể;
• Hiểu nghĩa của từ
nhiều hơn;
• Đang học cách nói
và đặt câu bằng hai từ song vẫn thích dùng sắc mặt, điệu bộ, ậm ừ để thể hiện hơn
là lời nói;
• Thích nói những từ
mà bản thân cũng không hiểu nghĩa, đôi khi tự nói một mình;
• Gọi được tên của các
đồ dùng quen thuộc như bóng, xe.
Phát triển về tâm
sinh lý
• Sợ không được người
khác công nhận, sợ người khác từ chối;
• Một số trẻ sợ tiếng
của tàu hỏa, xe cứu hỏa, sấm, sét…;
• Dễ tỏ ra bực bội;
• Cảm thấy bản thân
có đủ khả năng để hoàn thành một số công việc.
Phát triển về mặt
xã hội
• Thích tham gia vào
công việc nhà, thích làm vừa lòng người khác;
• Muốn được tự chủ.
Phát triển về nhận
thức và khả năng của các giác quan
• Biết bắt chước những
việc đơn giản, làm theo mệnh lệnh đơn giản;
• Thích đổ ra, đổ vào;
thích vẽ nguệch ngoạc;
• Ghép được bức tranh ghép gồm những miếng hình vuông;
• Vẽ được đường nằm
ngang, đường thẳng đứng và hình tròn theo mẫu;
• Tập trung được trong thời gian ngắn.
Trò chơi và đồ chơi
• Có thể say sưa chơi một mình nếu có người
lớn ở gần;
• Chơi xếp các hình đơn giản;
• Thích chơi trò thả hình;
• Thích được cha mẹ đưa đi chơi đu quay;
• Gấu bông hoặc thú nhồi bông mềm vẫn là
món đồ chơi yêu thích;
• Thích tháo gỡ các bộ phận của đồ chơi ra
rồi lại lắp vào.
Lịch trình hàng ngày
• Thích bóc các vỏ hộp và cất đồ vật vào
đúng chỗ nếu có người sai bảo;
• Đôi khi sẽ có những biểu hiện cho người
khác biết là muốn đi vệ sinh;
• Sử dụng thành thạo cốc và thìa;
• Tự đi giày dép nhưng chưa biết buộc dây
giày hoặc cài khuy ở gót;
• Cởi được những quần áo đơn giản;
• Xoay được nắm đấm để đóng - mở cánh cửa.
THÁNG THỨ 24
Tròn 2 tuổi rồi
Khi trẻ bước vào tháng thứ 24, ngay lập tức
cha mẹ sẽ nhận thấy rằng trẻ đã có sự phát triển vượt trội trong tất cả các lĩnh
vực như nhìn, nghe, nói, diễn đạt ý nghĩ, có tính độc lập cao, tự lập hơn và những
đặc điểm riêng biệt không giống với bất kỳ ai cũng tăng lên. Trẻ trong độ tuổi này
đang phát triển mạnh về tâm sinh lý. Cha mẹ có tinh thần ổn định sẽ là hình mẫu
lý tưởng cho bé.
Các phát triển chung
• Các phần cơ lớn phát triển mạnh. Trẻ 24
tháng tuổi có thể chạy, kéo, lôi, đẩy, đá, ném một cách thành thạo. Trẻ hoạt bát
hơn, bước đi một cách tự tin và vững chắc, đi được thẳng hơn, điều này chứng tỏ
các phần cơ lớn đã phát triển khá tốt. Ngoài ra trẻ còn có thể đi sang ngang hay
đi lùi được khoảng hơn 10 bước.
• Dùng tay và các ngón tay thành thạo hơn.
Trẻ có thể lật được từng trang sách một cách thuần thục, chuyển các đồ vật từ tay
này sang tay kia một cách dễ dàng và chắc chắn. Tất cả các hoạt động phải sử dụng
tới bàn tay cũng được thực hiện tốt hơn trước nhiều, trẻ thích xoáy các loại nắp
chai, xếp hình được 6 - 8 tầng, đã biết xâu hạt cườm nhanh hơn và gấp được những
miếng giấy nhỏ.
• Sử dụng từ có ý nghĩa rõ ràng hơn. Trẻ
biết sử dụng ngôn ngữ tốt hơn và thường nói cụm từ có 2 từ thay cho một từ khiến
cho ngôn ngữ có ý nghĩa và rõ ràng hơn. Ngoài ra trẻ cũng rất thích nghe những âm
thanh do mình phát ra và thích bắt chước ngữ điệu trầm bổng của người lớn; thích
tự nói một mình; thích nói những từ lặp và rất muốn biết tên các đồ vật mà mình
nhìn thấy; cố gắng nói cho đúng với hành động; biết phân biệt sự khác nhau của từ
“cái duy nhất” với “nhiều cái”; chỉ được chính xác các bộ phận trên cơ thể như mắt,
tóc, mũi, miệng, chân, tay ở chỗ nào; biết chỉ vào hình ảnh của các con vật, nói
đúng tên của con vật đó và còn bắt chước được tiếng kêu của những con vật trong
ảnh.
Luyện cho trẻ tập
nghe
Việc nghe được chính xác và rõ ràng có tác
dụng rất lớn đối với việc học tập ngôn ngữ của trẻ. Vì vậy cha mẹ không nên coi
thường điểm này và nên nghĩ ra những hoạt động để trẻ thường xuyên được luyện nghe.
Cha mẹ có thể cùng trẻ chơi các trò chơi đoán âm thanh bằng cách thử lấy đá cho
vào cốc rồi lắc lên cho trẻ nghe, mở sách và gấp lại thật mạnh, đánh chuông hoặc
gõ trống cho trẻ nghe… sau đó hãy yêu cầu trẻ quay lưng lại và nhắm mắt để bạn thử
các âm thanh nói trên một lần nữa để cho trẻ đoán. Với trò chơi này, các mẹ có thể
lấy mọi đồ vật trong gia đình ra để chơi với trẻ.
Ngoài ra các mẹ còn có thể cho trẻ nghe băng
đĩa nhạc để rèn kỹ năng nghe và dạy cho trẻ biết cách phân biệt các giai điệu nhanh
- chậm ra sao rồi dạy trẻ vỗ theo nhịp. Bạn có thể mở bài hát có nội dung nói đến
các động tác để trẻ làm theo và thử xem trẻ làm được đến đâu. Nếu trẻ vẫn chưa làm
được bạn hãy cho trẻ nghe thường xuyên.
• Rất bám mẹ. Khi phải xa cách mẹ, cho dù
với nguyên nhân gì đi chăng nữa, trẻ sẽ rất lo lắng, không vui và khi mẹ quay về,
trẻ sẽ bám riết lấy mẹ để bù đắp lại cảm giác xa cách mà trẻ đã trải qua.
• Cảm thấy ra sao thường biểu hiện ra đúng
như vậy. Vì vẫn chưa biết cách giả vờ nên trẻ có cảm nghĩ như thế nào thường thể
hiện ra bên ngoài như vậy, từ sự hung hãn, giận dữ đến những nhu cầu, bằng lòng
hay không bằng lòng… hoặc thể hiện những thái độ khiến người khác hài lòng, yêu
quý và quan tâm đến trẻ.
• Sợ rất nhiều thứ. Khi càng tưởng tượng
được nhiều hơn, trẻ càng sợ hãi bởi sự tưởng tượng có thể tạo ra những hình ảnh
giả tưởng đáng sợ hơn thực tế rất nhiều. Trẻ ở tuổi này thường sợ bác sĩ, nha sĩ,
sợ độ cao, sợ những không gian rộng lớn, sợ những con vật hung dữ, sợ những quái
vật trong truyện cổ tích hoặc trong tưởng tượng như con quỷ, yêu quái, quái vật.
Ngoài ra, trẻ thường lấy bản thân ra để so sánh với các đồ vật bị vỡ (một số trẻ
rất sợ đồ chơi hay những miếng bánh bị vỡ vụn), trẻ thường nghĩ rằng không biết
nếu mình rơi vào trường hợp như vậy thì sẽ ra sao. Song đôi khi sự sợ hãi của trẻ
còn bắt nguồn từ những hành động của cha mẹ như không khen ngợi khi trẻ thực hiện
tốt một công việc nào đó, trừng phạt trẻ bằng những hình phạt nặng, kỳ vọng trẻ
sẽ làm được nhiều thứ thật nhanh và đôi khi còn thúc ép và buộc trẻ phải đối mặt
với những sự vật, sự việc đáng sợ (đối với trẻ) một cách thái quá. Một số không
ít trẻ cũng sợ theo những gì mà cha mẹ sợ như chuột, gián, sấm, chớp…
• Thích tự làm. Đây cũng là một đặc điểm
riêng của trẻ trong độ tuổi này, từ việc ăn cơm, thay quần áo, rửa tay, rửa mặt,
đánh răng, tắm và không thích có người kè kè bên cạnh hướng dẫn nên các mẹ hãy để
trẻ được tự làm nhiều hơn.